Tuy chưa thể vươn lên đỉnh cao châu Âu như những lần vô địch Cúp C1 hay Champions League trong quá khứ, nhưng hiện tại, con đường vinh quang mới của Ajax đã rất khác: Họ trở thành lò ươm tài năng hiệu suất cao, và bán tài năng với lãi suất cao.
Trong 3 năm trở lại đây, lò Ajax trở thành kho báu của các câu lạc bộ châu Âu
“Chính là như vậy đó. Sẽ rất khó để Ajax có thể duy trì vòng đời của một đội bóng trong một thời gian dài. Đó là thực tế!”, huấn luyện viên (HLV) Erik ten Hag nói vào tháng 12.2019 khi biết một kỳ chuyển nhượng khác sắp đến gần và các tuyển trạch viên ở khắp châu Âu đang ráo riết hút máu tài năng của lò Ajax vào kỳ chuyển nhượng hè 2020.
5 trong số 14 cầu thủ khoác áo Ajax vào tháng 5.2019, khi họ bị loại ở bán kết Champions League bởi Tottenham, đã ra đi vào kỳ chuyển nhượng mùa Hè năm đó. Một năm sau, con số cầu thủ chuyển tới bến đỗ mới đã tăng lên 9.
Ten Hag đã chuẩn bị sẵn sàng cho việc Frenkie de Jong đến Barcelona và Matthijs de Ligt sắp gia nhập Juventus. Trong khi Kasper Dolberg gia nhập Nice với giá gần 25 triệu bảng vào cuối tháng 8.2019, quyết định ra đi của Lasse Schone gây bất ngờ hơn vì đội bóng mới Genoa không có suất đá ở các cúp châu Âu.
Kể từ khi Ten Hag được bổ nhiệm làm HLV vào năm 2017, ông đã xây dựng nên một hàng tiền vệ đáng thèm thuồng. Điều đó cũng có nghĩa ngày ra đi của De Jong và Donny van de Beek là không tránh khỏi.
Tuy nhiên, đến cả những tiền vệ cao tuổi như Schone (34 tuổi), người được đánh giá cao hơn 2 cầu thủ trên về khả năng kiểm soát không gian, đặc biệt trong những tình huống phòng ngự, Ajax cũng không giữ được vì sức hấp dẫn của mức lương mà Genoa chào mời.
Điều này đã dẫn đến việc hội đồng quản trị phải suy nghĩ lại chính sách tiền lương để tránh mất cả những nhân vật khác như Dusan Tadic (31 tuổi) và Daley Blind (30 tuổi). Vì vậy Ajax đã phá vỡ mức trần lương cao, thứ từng bảo đảm không có bất cứ cầu thủ nào của Ajax kiếm được hơn 2 triệu euro/mùa.
Vào năm 2019, tạp chí Voetbal International đã báo cáo rằng Ajax đạt 69% doanh thu hàng năm trong 6 tháng đầu năm tài chính 2018-2019. Cho dù điều đó có được là nhờ tác động của việc lọt vào bán kết Champions League, tạp chí kết luận rằng Ajax sẽ không thể giống như Bayern do những hạn chế của thị trường Hà Lan về bản quyền truyền hình, tài trợ và thương mại.
Trong khi lợi nhuận lớn nhất của Ajax ngoài tiền từ Champions League vẫn là doanh thu từ phòng vé, thì 20 câu lạc bộ (CLB) giàu nhất châu Âu chỉ kiếm được 17% doanh thu từ bán vé và tham dự Champions League. Với họ, tiền chia từ BQTH mới là nguồn thu nhập chính (43%), tiếp theo là tiền tài trợ và thương mại (40%).
Những con số này nhấn mạnh thực tế rằng Ajax đang hoạt động trong một thế giới tài chính khác biệt so với các CLB lớn bên ngoài Hà Lan, đồng thời nhấn mạnh lý do tại sao ngay cả một mùa giải không có Champions League có thể ảnh hưởng đến tầm hoạt động của họ trong nước.
Theo nghiên cứu của Football Observatory ở mùa giải trước, Ajax đã cung cấp nhiều cầu thủ hơn cho 5 giải đấu hàng đầu châu Âu (22) và trở thành bệ phóng thành công nhất châu lục.
Do đó, khả năng Ajax sẽ trở thành Bayern là không tưởng bởi vì, như Overmars đã nói, “họ có thể dễ dàng trói các cầu thủ trong 4 hoặc 5 năm. Còn ở đây, họ ngứa ngáy muốn ra đi chỉ sau 2-3 năm. Câu lạc bộ liên tục phải đối phó với thực tế bị rút ruột tài năng và do đó không thể giành chiến thắng mãi mãi”.
De Jong được ký hợp đồng với giá 100 nghìn euro nhưng được bán cho Barca với giá 80 triệu euro
Tuy nhiên, mọi chuyện không phải lúc nào cũng như thế. Ajax vô địch Champions League lần cuối vào năm 1995 nhưng phải mất 4 năm để đội bóng đó tan rã hoàn toàn bởi chỉ có Clarence Seedorf ra đi ngay sau đó, tiếp theo là 3 cầu thủ nữa vào Hè 1996 và 1997, và 4 người vào năm 1999.
Song, sau trận thua Man United ở chung kết Europa League năm 2017, Ajax chỉ còn lại đúng một mình thủ môn Andre Onana trong đội hình. Áp lực với việc tuyển mộ cầu thủ trong 3 năm qua trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết. Phản ứng khi mất De Jong và De Ligt, cùng với Dolberg, Schone, Lisandro Magallan và Daley Sinkgraven của Ajax là trở nên hung hăng cả trong và ngoài sân cỏ.
Ngoài 7 bản hợp đồng mới, CLB đã trình diễn những tài năng mới như Lisandro Martinez và Edson Alvarez. Các tuyển trạch viên của Ajax đã theo dõi Alvarez trong gần 3 năm ở CLB, ở đội tuyển Mexico hay khi sang MLS thi đấu. Họ đã nhìn thấy điều gì đó ở Rafael Marquez và quyết định rằng anh ấy đáng giá 15 triệu euro.
Alvarez cũng giống như De Jong, người mà Overmars đã biến việc ký hợp đồng trị giá 100.000 euro thành khoản lãi 80 triệu euro. Nhìn chung, Overmars đã buôn bán tài năng trẻ khá mát tay kể từ khi trở thành giám đốc thể thao.
Khi Overmars đến vào năm 2012, ngay lập tức, ông thực hiện những thay đổi như việc Henk Veldmate được bổ nhiệm làm trưởng bộ phận tuyển trạch sau khi gây ấn tượng tại Groningen, nơi ông này đã tìm ra Virgil van Dijk. Veldmate chủ yếu làm việc từ xa và không phải là đầu mối liên lạc. Michel Doesburg mới là người điều phối hoạt động săn đầu người và lập hồ sơ báo cáo lại cho Overmars.
Tổng giám đốc Edwin van der Sar và Giám đốc Marc Overmars chính là hai người kiến tạo nên con đường vinh quang mới
Bộ phận tìm ngọc thô gồm 10 nhân viên chính thức vào hơn 1000 cộng tác viên làm việc trên khắp Hà Lan được dẫn dắt bởi Casimir Westerveld. Mạng này lớn hơn nhiều so với mạng săn lùng cầu thủ tài năng đã trưởng thành. Veldmate được hỗ trợ bởi Hans van der Zee, Fred Arroyo, Roy Wesseling, John Steen Olsen (hoạt động ở Bỉ) và Angelo De Gruyter (ở Pháp).
Nhờ đó, Overmars có được Nicolas Tagliafico, người đã chứng tỏ được một thành công vang dội. Hậu vệ trái người Argentina được mua từ Independiente với giá 3,5 triệu euro và suýt ra đi với giá gấp 10 lần số tiền đó trong 2 mùa hè vừa qua.
Tuy nhiên, với việc Ajax hiện sẵn sàng chi nhiều tiền hơn cho các tài năng trẻ, có cảm giác Overmars sẽ còn thành công hơn nữa. Chính vì thế, ông mới dễ dàng chi 25 triệu euro cho bản hợp đồng kỷ lục là cầu thủ chạy cánh người Brazil Antony từ Sao Paulo vào tháng 2.2020.
Marco van Basten đã rất tức giận khi CLB đã chi quá nhiều tiền cho một thiếu niên và đặt câu hỏi về sự khôn ngoan của việc đi quá xa so với cách tiến hành kinh doanh truyền thống.
Ông nói: “Ở Ajax, luôn có một niềm tự hào lớn lao là lò đào tạo trẻ tài năng. Nhưng nếu có một nền đào tạo bóng đá trẻ tuyệt vời như vậy, đương nhiên việc đi mua một cầu thủ trẻ từ Brazil với giá 25 triệu euro là điều nực cười. Học viện trẻ là viên ngọc quý nhất của Ajax. Và cần phải dùng những cầu thủ giàu già dặn để huấn luyện cho những cầu thủ trẻ. Đó là sự cân bằng phải tìm giữa sức trẻ và những cầu thủ khác”.
Nhưng Overmars và Van der Sar vẫn đang có thể chuyển vị trí của CLB khỏi vị trí của nó trong quá khứ. Di sản của Johan Cruyff vẫn còn nhưng Ajax hiện đang đi theo một con đường hơi khác.
Theo Bongdaplus