Tính từ đầu tháng 1.2018 đến cuối tháng 3.2019, ước tính đã có hơn 109 tấn tương ớt được xuất khẩu từ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản qua các cảng của TP Hồ Chí Minh, giá trị đạt 151 nghìn USD.
Hai doanh nghiệp xuất khẩu nhiều nhất là Công ty TNHH Hỗ trợ thương mại toàn cầu và Công ty TNHH Tân Vi Phát, tổng cộng xấp xỉ 100 tấn tương ớt.
Tính từ đầu tháng 1.2018 đến cuối tháng 3.2019, ước tính đã có hơn 109 tấn tương ớt được xuất khẩu từ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản qua các cảng của TP Hồ Chí Minh, giá trị đạt 151.000 USD.
Một lượng rất ít tương ớt còn lại của 5 công ty, trong đó có nhà sản xuất tương ớt Cholimex. Công ty này chỉ xuất sang thị trường Nhật Bản khoảng 4 tấn tương ớt với trị giá xuất khẩu hơn 6,636 nghìn USD trong khoảng thời gian này.
Thông tin từ chính quyền Osaka xác nhận chỉ có một công ty vi phạm là Công ty Javis (trụ sở tại Higashi-ku, Osaka) do đã nhập khẩu lô hàng có chứa chất cấm theo tiêu chuẩn của Nhật.
Tại Việt Nam, công ty này có tên TNHH Hỗ trợ thương mại toàn cầu (GTS Co., Ltd).
Theo tìm hiểu của phóng viên, Công ty TNHH Hỗ trợ thương mại toàn cầu đóng tại quận Bình Thạnh,TP Hồ Chí Minh cũng chuyên hoạt động thương mại với thị trường Nhật Bản, một trong những nhà xuất khẩu tương ớt Việt Nam chính sang thị trường này khu vực phía Nam.
Trong vòng 15 tháng gần đây, công ty này đã xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản 50,48 tấn tương ớt, trị giá xuất khẩu 86.000 USD.
Phóng viên có liên hệ với doanh nghiệp này hỏi về sự cố hàng tương ớt Chin-su bị thu giữ ở Nhật nhưng đại diện công ty cho biết "không liên quan và không có trách nhiệm trả lời".
Về hoạt động xuất khẩu của Masan, các số liệu cho thấy các sản phẩm của công ty này, bao gồm tương ớt xuất khẩu khoảng 10 nước, trong đó Thái Lan là thị trường lớn nhất với 3.675 tấn hàng, giá trị xuất khẩu đạt hơn 2,8 triệu USD, tiếp theo là các thị trường Đài Loan, Hoa Kỳ, Nga, Canada, Úc… tính trong vòng 6 tháng gần đây.
Theo Tuổi trẻ