92 câu hỏi của đại biểu Quốc hội trong 2 ngày đầu tiên chất vấn và trả lời chất vấn
09/11/2020 07:41
Kết thúc 2 ngày chất vấn trong Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV, có có 92 đại biểu chất vấn; 27 đại biểu chờ chất vấn và 6 đại biểu chờ tranh luận.
Kết thúc phiên chất vấn và trả lời chất vấn
Đúng 17 giờ, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tuyên bố kết thúc phiên chất vấn và trả lời chất vấn ngày 9.11.
Sau 2 ngày chất vấn, đã có 92 đại biểu chất vấn; 27 đại biểu chờ chất vấn và 6 đại biểu chờ tranh luận.
Sáng 10.11, phiên chất vấn, trả lời chất vấn và tranh luận sẽ tiếp tục. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sẽ trả lời các câu hỏi chất vấn của đại biểu và các nội dung khác.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng trả lời chất vấn về cơ quan chuyên trách phòng chống thiên tai
Về vấn đề ứng phó với thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, cơ quan phòng chống thiên tai chuyên trách, hiện Chính phủ đã có quyết định Thành lập Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai và giao cho 1 Phó Thủ tướng làm trưởng ban, một cơ quan thường trực là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đồng thời thành lập Uỷ ban quốc gia về tìm kiếm cứu nạn cũng do một Phó Thủ tướng làm trưởng ban và Bộ quốc phòng là thường trực. Đây là 2 cơ quan rất quan trọng, phối hợp liên ngành vừa chỉ đạo trực tiếp vừa tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để chỉ đạo các đại phương trong côgn tác phòng chống thiên tai.
Tại các địa phương cũng có các Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp. Về việc có cần một đạo luật giao cho một bộ chuyên trách về tình trạng khẩn cấp để chịu trách nhiệm phòng chống thiên tai dịch bệnh, theo thống kê văn phòng điều phối nhân đạo của Liên hợp quốc, hiện có nhiều mô hình khác nhau về phòng chống thiên tai.
Về vấn đề này, Chính phủ sẽ tiếp tục tổng kêt thực tiễn trong quá trình chỉ đạo chống thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ cứu nạn và các kinh nghiệm quốc tế để nghiên cứu mô hình phù hợp nhất, giải pháp huy động sức dân trong việc phòng chống thiên tai, cứu hộ cứu nạn, giúp đỡ nhau trong quá trình chịu thiệt hại do thiên tai để báo cáo Quốc hội và các cấp có thẩm quyền xem xét quyêt định.
Lực lượng ứng phó sự cố, tìm kiếm cứu nạn hiện nay, tuỳ tình huống sự cố thiên tai cụ thể, Uỷ ban Quốc gia và Ban chỉ huy ứng phó sự cố phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn huy động lực lượng tham gia ứng phó phù hợp. Trong đó, lực lượng quân đội và công an vẫn là nòng cốt, bên cạnh đó, có các lực lượng của Bộ giao thông, các cơ quan liên quan, nhất là lực lượng tại chỗ tại địa phương cũng có vai trò rất quan trọng.
Tuy nhiên, thời gian qua, công tác cứu hộ, cứu nạn còn hạn chế như một số đại biểu đã nêu do lực lượng của ta còn hạn chế, phương tiện, trang thiết bị chưa đáp ứng, còn thiếu nhiều. Vì vậy, sắp tới cần tập trung nghiên cứu, kiện toàn bộ máy cứu hộ, cứu nạn; yêu cầu có lực lượng chuyên nghiệp, trang thiết bị hiện đại ứng phó với mọi sự cố xảy ra; tập trung cũng cố lực lượng ở các cấp, xây dựng lực lượng xung kích ở cơ sở có tính chuyên nghiệp.
Đây là vấn đề quan trọng, thành công hay không có vai trò rất lớn nhờ lực lượng tại chỗ. Đồng thời, cần tiếp tục hiện đại hoá phương tiện cứu hộ, cứu nạn phù hợp với nhiệm vụ trong tình hình mới, đặc điểm thiên tai của từng vùng, từng địa phương như: Bổ sung thêm máy bay trực thăng, các tàu cứu hộ cứu nạn xa bơ, tàu lớn… đồng thời thường xuyên diễn tập ứng phó các loại hình thiên tai, sự cố khác nhau. Đặc biệt, chúng ta cần khẩn trương xây dựng trung tâm điều hành quốc gia về thiện tai.
Về vấn đề giải pháp khắc phục tình trạng quy hoạch treo, Bộ trưởng Bộ tài nguyên đã trả lời rõ, tôi xin nói thêm: Các quy hoạch xây dựng nói chung trong đó có quy hoạch đô thị, quy hoạch hạ tầng… đều có giai đoạn quy hoạch khoảng 10 năm hoặc hơn 10 năm, phải có tầm nhìn từ 10-20 năm hoặc xa hơn; quy hoạch có vai trò đặc biệt quan trọng để định hướng và phân bổ không gian phát triển. Đây cũng là công cụ để quản lý quá trình phát triển bền vững.
Tuy nhiên, hiện tình trạng quy hoạch treo vẫn xảy ra làm ảnh hưởng đến quyền lợi cuả người dân, nhà nước, gây bức xúc trong xã hội. Nhiều nơi người dân không thể đầu tư xây dựng, phát triển kinh tế do vướng quy hoạch… Nguyên nhân là do chất lượng một số quy hoạch còn thấp, chưa phù hợp với tiềm năng, lợi thế của từng vùng, từng địa phương, không cân đối được nguồn lực. Chúng ta thực hiện quy hoạch theo phong trào, rất rộng nhưng không tính toán đến nguồn lực nên không có nguồn lực để đầu tư. Mặt khác, công tác lập quy hoạch chưa gắn với công tác xây dựng kế hoạch nhằm xác định rõ lộ trình, nguồn lực đầu tư phù hợp trong từng giai đoạn, từ đó cho phép người dân được đầu tư phát triển sản xuât, kinh doanh dịch vụ trong thời gian chưa thực hiện quy hoạch; nhưng ở đây cứ có quy hoạch là không cho người dân làm. Nguyên nhân tiếp theo là do nhà nước chưa chủ động được nguồn vốn để giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch, thực hiện tái định cư để đảm bảo ổn định cuộc sống cho người dân. Hiện nay trong Luật Đầu tư công chưa phân định rõ những dự án giải phóng mặt bằng để có thể tạo quỹ đất sạch đấu giá đất, chủ động đẩy nhanh tiến độ dự án để giải phóng mặt bằng mất rất nhiều công sức, thời gian…
Giải pháp khắc phục hiện nay là cần phải đẩy nhanh tiến độ quy hoạch, nâng cao chất lượng quy hoạch, quy hoạch phải thực sự là động lực phát triển bền vững, phải rà soát lại các quy hoạch để điều chỉnh lại cho phù hợp với điều kiện phat triển, cân đối lại các nguồn lực. Sau khi có quy hoạch, các ngành, các địa phương phải có kế hoạch xây dựng rõ lộ trình nguồn lực đầu tư, vốn ngân sách, vốn xã hội và các dự án ưu tiên để triển khai thực hiện. Phải gắn việc xây dựng quy hoạch với việc phát triển thị trường bất động sản, thị trường nhà ở, thị trường bất động sản công nghiệp, du lịch… đặc biệt là các chương trình nhà ở xã hội, nhà ở công nhân lao động, nhà cho người thu nhập thấp… Bên cạnh đó cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc thưc hiện pháp luật, phát hiện những bất cập, vi phạm để xử lý; tiếp tục hoàn thiện pháp luật về đầu tư xây dựng đặc biệt luật đầu tư công, trong đó phải coi dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư là những dự án độc lập để các ngành, các địa phương chủ động quỹ đất sạch…
Việt Nam là nước chịu ảnh hưởng nặng nề của bến đổi khí hậu và nước biển dâng, vừa qua có sự gia tăng hạn mặn ở Đồng bằng Sông Cửu Long với hậu quả nặng nề. Do vậy, việc đảm bảo an ninh nguồn nước ngọt là nhiệm vụ rất cấp bách. Giải pháp hiện nay, trước hết cần tái cấu trúc nền kinh tế của mỗi vùng, miền, mỗi địa phương gắn với điều kiện thực tế cho phù hợp và các kịch bản biến đổi khí hậu. Trên cơ sở tái cấu trúc phải rà soát quy hoạch của khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long và các địa phương trong khu vực để điều chỉnh bổ sung, lập các quy hoạch mới; nhất là quy hoạch thuỷ lợi. Chúng ta phải cập nhật các quy hoạch này vào các quy hoạch vùng, tỉnh và các quy hoạch mới đang làm. Trong đó phải quy hoạch các hồ chứa nước ngọt phù hợp với từng địa phương, vừa cung cấp nước cho sản xuất, vừa cung cấp nước cho các nhà máy, giảm khai thác nước ngầm. Cần có kế hoạch dài hạn tới 10 năm, trung hạn khoảng 5 năm… trước mắt cần chọn các dự án ưu tiên, đặc biệt các dự án hồ chứa nước ngọt để đầu tư trong giai đoạn 2021-2025. Các địa phương cần phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư , Bộ Tài chính để xây dựng kế hoạch vốn ngân sách của giai đoạn tới; trong đó có các công trình dự trữ nước ngot trong 5 năm tới. Chính phủ sẽ ưu tiên phát triển vùng Đồng bằng Sông Cửu Long ứng phó với hạn mặn, nước biển dâng. Tất cả đều đúng theo trình tự, đúng theo đúng khoa học.
Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đăng đàn trả lời chất vấn
Nguồn lực để xây dựng hạ tầng cho đồng bằng Sông Cửu Long
Trả lời đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp), Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) Nguyễn Chí Dũng nói: Bộ KHĐT được giao 4 nhiệm vụ: Rà soát cơ chế điều phối vùng; lập quy hoạch cho vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030 và tầm nhìn 2050; Xây dựng danh mục dự án đầu tư quan trọng cho vùng ĐBSCL; huy động bố trí nguồn lực. Mục tiêu thứ nhất, chúng tôi đã hoàn thành. Nhiệm vụ thứ hai: Danh mục đã được lập, lựa chọn xong. Thứ ba: Vấn đề quy hoạch: Tư vấn đang làm, đến tháng 12.2020 sẽ trình Chính phủ và Hội đồng thẩm định Nhà nước sẽ xem xét thông qua vào đầu năm 2021. Đây là quy hoạch rất quan trọng đang lấy ý kiến được 2 vòng.
Về nguồn lực: Có 4 nguồn lực: Thứ nhất, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) sẽ tính toán và thống nhất lo tuyến đường quốc lộ, đặc biệt cao tốc từ Cà Mau đến Bạc Liệu và Bạc Liêu đến Cần Thơ.
Thứ 2, từ nguồn lực của địa phương, lấy từ nguồn hỗ trợ của TW cộng ngân sách địa phương.
Thứ 3 là nguồn lực Trung ương: Trung ương có 2 nguồn, Thủ tướng đã đồng ý tăng thêm vùng ĐBSCL lên 2 tỷ USD trong giai đoạn tới, riêng từ giai đoạn 2021- 2025, chúng tôi xây dựng dự án hỗ trợ ngân sách của các nhà tài trợ, thông qua ngân sách khoảng 1,5 tỷ USD để tập trung làm toàn bộ đường ven biển cho ĐBSCL, một số hồ như ở An Giang, một số giao thông quan trọng đối với tỉnh không có đường ven biển. Nguồn lực từ hỗ trợ các dự án trọng điểm có tính chất liên vùng, chúng tôi đã thống nhất các địa phương và sẽ thông qua Hội đồng thẩm định và trình Chính phủ. Mỗi địa phương sẽ được hỗ trợ 1 dự án động lực quan trọng nhất của tỉnh có tính liên vùng để có điều kiện phát triển.
Thứ 4, ngoài ra nguồn lực huy động từ hợp tác đối tác công tư, HTX hội, tập trung nhiều nguồn lực để thực hiện hạ tầng cho ĐBSCL để phát triển nhanh bền vững trong thời gian tới.
Bộ Giao thông vận tải sẽ nghiên cứu sẽ nâng cấp, mở rộng quốc lộ 6 nếu cần thiết
Quốc lộ 6 nối Hòa Lạc đi Hòa Bình và các tỉnh Tây Bắc đã có chủ trương nghiên cứu đầu tư từ năm 2010. Tuy nhiên, năm 2011, trước tình hình kinh tế khủng hoảng, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 11 dừng các dự án, công trình đang triển khai, riêng quốc lộ 6 thời điểm đó mới nghiên cứu, nên nằm trong danh mục các dự án dừng hoãn triển khai. Bên cạnh đó, giai đoạn 2011-2015, cả nước chỉ tập trung cho các dự án đang triển khai để kết thúc và giảm nợ công. Giai đoạn 2016-2020, ngành GTVT tập trung đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc Nam phía đông và các công trình trọng điểm, nên vốn đầu tư cho việc nâng cấp, mở rộng các tuyến quốc lộ hạn chế.
Bộ GTVT khẳng định, quốc lộ 6 có vai trò quan trọng kết nối khu vực Tây Bắc với Hà Nội, nên cần thiết phải nâng cấp. Giai đoạn 2016-2020 cũng đã có tuyến quốc lộ Hòa Lạc-Hòa Bình đưa vào khai thác, chạy song song với quốc lộ 6. Vì vậy, chủ trương vốn tập trung cho các dự án trọng điểm quốc gia có ý nghĩa quan trọng hơn, nhất là hệ thống đường cao tốc. Bộ GTVT sẽ nghiên cứu nâng cấp, mở rộng quốc lộ 6 trong thời gian tới nếu cần thiết và báo cáo Quốc hội. Song, không thể nâng cấp, mở rộng toàn tuyến, trong điều kiện vốn ngân sách Nhà nước hạn hẹp như hiện nay.
Giải pháp giải quyết 938 HTX không còn hoạt động
Khai thác hải sản hiện nay có công suất hàng năm là 3,5 triệu tấn. Chúng ta có đội ngũ tàu 99.999 tàu các loại, trong đó 31.500 tàu có công suất lớn với chiều dài từ 15 m trở lên. Để đảm bảo phục vụ cho nghề cá thì chúng ta quy hoạch theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Quy hoạch hệ thống khu neo đậu và cảng cá.
Cho đến nay theo quyết định của Thủ tướng thì phải thực hiện sau 2015 cố gắng với tổng giá trị là 36.500 tỷ đồng. Nhưng do khó khăn về ngân sách, 5 năm vừa qua làm đầu tư công mới đảm bảo được 28% quy định đó, dẫn đến thiết chế hạ tầng để đảm bảo cho các tàu neo đậu, các cảng cá theo hướng hiện đại chưa đáp ứng được. Ý kiến của đại biểu hoàn toàn đúng, nhất là trước tác động của biến đổi khí hậu. Chúng tôi rất bức xúc điều này.
Tới đây trong kế hoạch đầu tư trung hạn từ 2021 - 2025, một trong những nhiệm vụ ưu tiên của nông nghiệp mà chúng tôi đã đề xuất tập trung giai đoạn tới là 2/3 của 36.500 tỷ đồng, còn 1/3 là đầu tư trung kỳ tới. Tôi rất mong các Bộ Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cố gắng ưu tiên nhiệm vụ hoàn thiện hạ tàng này để có nghề cá phát triển bền vững.
Việc tập trung biện pháp gì để phát triển nhanh hơn HTX, giải quyết 938 HTX không còn hoạt động?. Như chúng ta biết dạng hình kinh tế HTX rất phù hợp kinh tế phát triển của Việt Nam không chỉ trước mắt mà còn lâu dài. Chính vì vậy Quốc hội đã ban hành năm 2012.
Theo đó một loạt chủ chương chính sách của Chính phủ, các tỉnh, các thành phần kinh tế, đến nay phát triển xấp xỉ 17.000 HTX. Theo Nghị quyết của Quốc hội đến năm 2020 là 15.000. Như vậy về số lượng có mức cố gắng. Để thúc đẩy phát triển nhanh hơn, chúng ta có các biện pháp như giải quyết tồn đọng những HTX không còn hoạt động nữa như đại biểu dẫn chứng là 938 HTX. Đây là một trong những biện pháp thúc đẩy nhanh hơn những hợp tác xã nảy sinh sau khi giải thể xong. Việc thanh toán các tài sản của những hợp tác xã sau khi dừng hoạt động đang bị vướng mắc.
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đề nghị: Nguồn tài sản bắt đầu từ nhiều nguồn, nhiều thời kỳ; Cổ phần góp của từng thành viên là vướng mắc. Tuy nhiên, nhiều tỉnh giải quyết xong các vấn đề này. Còn 938 HTX của địa phương nào thì cần giải quyết nhanh để thúc đẩy HTX mới ra đời. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách, vì các dạng hình kinh tế này xuất phát điểm thấp có cạnh tranh với doanh nghiệp thì phải ưu tiên. Tiếp tục nhân mở mô hình.
Ví dụ Sơn La trong 3 năm phát triển có 538 HTX nông nghiệp, thì phải nhân mở những mô hình đó ở những khu vực tốt để thúc đẩy nhanh không chỉ 15.000 HTX mà nhiều hơn nữa để phấn đấu có một cơ cấu kinh tế giữa hộ HTX với các doanh nghiệp hình thành nền nông nghiệp theo hướng hội nhập, phát triển bền vững, hiệu quả.
Giải pháp để đồng bào miền Trung bị thiệt hại bởi lũ lụt sớm có nơi ở
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến chia buồn với đồng bào chịu ảnh hưởng của lũ lụt và trả lời chất vấn về nơi ở , đất sản xuất cho đồng bào.
Trả lời câu hỏi của đại biểu Hồ Thị Minh (Quảng Trị) về trách nhiệm của Ủy ban Dân tộc và Bộ trưởng bổ nhiệm làm thế nào để giúp đỡ bà con dân tộc vùng mưa lũ miền Trung ổn định đời sống; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến cho biết:
Về trách nhiệm chung thì Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo sử dụng dự phòng ngân sách quốc gia để hỗ trợ, giúp đỡ các tỉnh và đồng bào thiệt hại như Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đã báo cáo trước Quốc hội. Đối với các đối tượng đúng đối tượng được thụ hưởng thì mỗi khẩu sẽ là 15 kg gạo, lương thực trong một tháng và thời gian hỗ trợ là 3 tháng. Điều chỉnh hỗ trợ đối với những nhà bị mất nhà, thiệt hại lớn từ 20.000.000 đồng/nhà đến 40.000.000đồng/nhà, đúng đối tượng thụ hưởng. Những đối tượng do địa phương xác định và phê duyệt.
Về trách nhiệm của Ủy ban Dân tộc và trách nhiệm Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, Bộ trưởng Đỗ Văn Chiến cho biết: Ngay sau khi mưa lũ xảy ra, Ủy ban Dân tộc đã cập nhật những gia đình bị mất nhà, mất đất của bà con vùng lũ.
Trong dự án 1, Ủy ban Dân tộc sẽ thu xếp, trong chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi sẽ phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính trình Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ quyết định thu xếp 1.000 tỷ đồng để đưa vào dự án giải quyết đất sản xuất, nước sinh hoạt.
Dự án 2 sẽ sắp xếp ổn định dân cư. “Tuy nhiên sẽ có độ trễ nhất định do phải thực hiện các thủ tục hành chính. So với những thiệt hại chung của bà con trong đợt bão lũ vừa qua thì số lượng này chắc còn rất khiêm tốn. Nhưng cùng với quỹ dự phòng ngân sách địa phương cùng với sự trợ giúp của MTTQ, của toàn xã hội, với sự nỗ lực của bà con thì chúng tôi tin tưởng chắc chắn chúng ta sẽ vượt qua được giai đoạn khó khăn này”, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến nói.
Bộ trưởng Nội vụ trả lời chất vấn của các đại biểu về giảm 10% đơn vị sự nghiệp, tinh giảm biên chế
Ông Lê Vĩnh Tân, Bộ trưởng Nội vụ trả lời câu hỏi của Đại biểu Dương Minh Ánh (Hà Nội):
Nghị định 120 Thủ tướng Chính phủ tổ chức triển khai Nghị quyết 19 của Trung ương và Nghị quyết 08 của Chính phủ về tổ chức sắp xếp đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, quy định rõ: Đối với đơn vị sự nghiệp công lập, tự chủ chi thường xuyên chỉ được quyết định 2 vấn đề: Vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập, mỗi một phần từ ngân sách Nhà nước đảm bảo 100% vẫn thực hiện theo quy định pháp luật. Tức là không tự chủ về vấn đề việc làm, biên chế, đầu tư. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ hoàn toàn, bao gồm tự chủ chi thường xuyên và chi đầu tư được quyết định tổ chức cả bộ máy. Những đơn vị khác thì quy định số lượng tối thiểu phòng để giảm đầu mối. Nếu không đủ số lượng đó thì thành lập một đơn vị, giảm đầu mối biên chế. Đối với đơn vị chi thường xuyên chưa quyết định được về mặt tổ chức mà có ảnh hưởng đến vấn đề khác. Do đó, chi thường xuyên quyết định 2 vấn đề: Vị trí việc làm và số người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Bộ trưởng trả lời câu hỏi của đại biểu Quách Thế Tản:
Thực hiện theo Nghị quyết 19, Nghị quyết 08 về sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập phải thực hiện 3 mục tiêu. Đó là, từ khi ban hành Nghị quyết 19 đến năm 2020, chúng ta thực hiện giảm 10% đầu mối các đơn vị sự nghiệp công lập. Thứ hai là giảm 10% những người hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Thứ 3 là giảm 10% đối với các đơn vị tự chủ chi thường xuyên và chi đầu tư.
Trong những lần chất vấn trước, tôi có đề nghị với Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo có phương án bố trí sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập cho phù hợp trong từng vùng miền khác nhau. Tôi cũng làm việc với Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo trước tiên rà soát lại toàn bộ hiện trạng giáo dục từ mầm non cho tới địa phương, có kế hoạch sắp xếp cho phù hợp, theo đúng tinh thần Nghị quyết 19 là giảm 10% về vấn đề đầu mối. Nghiên cứu xây dựng lại các định mức phù hợp từng cấp học, từng vùng miền. Như tình trạng các Khu công nghiệp tập trung số lượng học sinh trên lớp học quá đông nhưng đối với vùng nông thôn miền núi lại thấp. Vì vậy định mức không thể tính bình quân, cào bằng cho cả nước. Cần xây dựng định mức này cho phù hợp để xác định biên chế. Tiếp theo là giải quyết vấn đề thừa thiếu cục bộ của ngành giáo dục, y tế, không phải mỗi năm giải quyết được, cần giải quyết căn cơ. Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạosớm có sự phối hợp với địa phương để giải quyết vấn đề nêu trên.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Danh mục thuốc bảo vệ thực vật hiện nay không có thuốc nào chứa chất đioxin
Chủ trương hướng đến nền nông nghiệp sản xuất xanh, sạch đang được các địa phương thực hiện đồng bộ. Riêng 4 năm qua, Quốc hội đã thông qua 4 bộ luật về nông nghiệp liên quan đến: Trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp, trong đó đều định hướng tập trung giảm đầu vào hàm lượng các loại thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, góp phần nâng cao nhận thức cho nông dân. Riêng các loại thuốc BVTV giảm nhanh đầu vào, từ năm 2017 là 129.000 tấn thuốc BVTV nhập khẩu, năm 2018 còn 82.000 tấn, năm 2019 còn 80.000 tấn, 9 tháng đầu năm còn 37.000 tấn. Thực tế này cho thấy nhu cầu của nông dân đã giảm mạnh việc lạm dụng các loại thuốc BVTV, hóa chất không tốt vào sản xuất nông nghiệp.
Để hướng đến nền nông nghiệp xanh, sạch hoàn toàn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thời gian tới sẽ tiếp tục tăng cường quản lý Nhà nước, siết chặt đầu vào các loại thuốc BVTV và hóa chất không tốt cho sản xuất nông nghiệp; đồng thời, tập trung tập huấn cho nông dân các địa phương sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Đặc biệt, đến thời điểm hiện tại, danh mục các loại thuốc BVTV đang lưu hành ở các địa phương hiện nay chưa có loại thuốc nào chứa chất đi ô xin đưa vào sản xuất nông nghiệp.
Về vấn đề trồng và sản xuất cây Mắc ca, loài cây này du nhập vào Việt Nam từ năm 1994, đến nay đã và đang phát triển tốt tại các tỉnh Tây Nguyên, Tây Bắc, với tổng diện tích hiện có khoảng 16.500 ha, do phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu. Tuy nhiên, do hiệu quả kinh tế cao, nên tại nhiều địa phương khác đang phát triển mạnh loài cây này, nhưng cho kết quả không khả quan, dẫn đến tình trạng phá bỏ hàng loạt, gây thiệt hại kinh tế lớn cho người nông dân. Trước thực tế này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang phải tập trung kiểm soát nguồn giống đầu vào tại các địa phương, khuyến cáo nông dân tuân thủ các quy trình gieo trồng, bảo quản sau thu hoạch, gắn chế biến với phát triển thị trường, nhất là đảm bảo địa phương nào có điều kiện đất đai, thổ nhưỡng như có mùa đông lạnh, độ ẩm không khí thấp và phải trồng xen canh với các cây trồng khác... thì mới nên phát triển loài cây này.
Đánh giá về tình hình tham nhũng rất là khó"
Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái trả lời chất vấn về tình trạng nhũng nhiễu người dân và doanh nghiệp, cùng những căn cứ để đánh giá tình trạng tham nhũng hiện nay
Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã trả lời các đại biểu về kế hoạch xây dựng tuyến kè biên giới và hệ thống đê xung yếu.
Theo Bộ trưởng Kế hoạch đầu tư Nguyễn Chí Dũng: "Về kè biên giới, hiện nay trên toàn tuyến có nhiều kè phải đầu tư trong giai đoạn vừa qua cũng như giai đoạn tới. Tuy nhiên, chương trình tổng thể kè biên giới chưa xây dựng được. Mới chỉ là công trình nào cấp bách và cần xử lý không ảnh hưởng đến an ninh chủ quyền biên giới thì chúng tôi tập trung xử lý. Trong thời gian tới, chúng tôi cùng bộ ngành xây dựng chương trình tổng thể đưa thành chương trình để báo cáo Chính phủ, Quốc hội để đầu tư căn cơ, bài bản, lâu dài để khắc phục tình trạng vừa qua chưa xử lý kịp thời.
Về Nghị quyết 71 và sử dụng tiền điều chỉnh giảm từ các chương trình trọng điểm Quốc gia đối với các tuyến đê sông yếu là nội dung hết sức quan trọng. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hết sức quan tâm. Thời gian qua, chúng tôi đã xây dựng chương trình lâu dài để xử lý từ Quảng Ninh cho đến Quảng Nam. Chương trình đầu tư khắc phục các tuyến đê sông yếu trong hàng năm sử dụng từ các nguồn dự phòng tăng thu vượt thu, kết dư để xử lý từng dự án một. Vừa qua thực hiện Nghị quyết 797 của Quốc hội đã giao tổng cộng 4.800 tỷ đồng khắc phục các tuyến đê sông yếu, cả đê sông và đê biển. Các địa phương đang triển khai.
Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng trả lời về lập dự toán chi cho hoạt động tài nguyên môi trường
Chiến lược giống- cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu tại đồng bằng sông Cửu Long
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đã trả lời chất vấn của đại biểu về chiến lược giống - cây trồng phù hợp, thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu tại đồng bằng sông Cửu Long.
Những kết quả bước đầu trong nghiên cứu sản xuất vắc-xin dịch tả lợn Châu Phi
Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường trả lời chất vấn về các giải pháp đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu, sản xuất vắc - xin chống dich tả lợn Châu Phi và các giải pháp nâng cao sức đề kháng của đàn lợn và các vật nuôi.
Bộ Nội vụ sẽ phối hợp để có chương trình bồi dưỡng cho cán bộ chuyên trách địa phương
Bộ trưởng Xây dựng Phạm Hồng Hà đã chỉ rõ các giải pháp nhằm nhanh chóng hoàn thành các thủ tục cấp quyền sử dụng đất và sở hữu nhà ở cho người dân.
Thực tế, theo quy định của pháp luật, các chủ đầu tư sau 50 ngày bàn giao dự án phải cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nhà ở cho người mua và vấn đề này cũng đã có các chế tài xử phạt nghiêm thậm chí lên tới 1 tỷ đồng. Tuy nhiên, không ít chủ đầu tư hiện nay cố tình "chây ì" cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người mua hoặc chưa thực hiện đầy đủ các thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Để khắc phục tình trạng này hiện nay, Bộ Xây dựng đang phối hợp với Bộ Tài Nguyên và Môi trường thống nhất: Đối với các dự án đã hoàn thành các thủ tục đầu tư, nhưng chủ đầu tư cố tình chây ì thì đề nghị các địa phương tập trung xử lý nghiêm khắc theo các quy định pháp luật hiện hành; nếu tiếp tục chây ì sẽ chuyển thủ tục sang cơ quan điều tra xử lý hình sự. Đối với những dự án còn thiếu thủ tục pháp lý để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nhà ở, Bộ Xây dựng sẽ giải quyết song song việc cấp kịp thời, bổ sung các thủ tục pháp lý mà chủ đầu tư chưa thực hiện; đồng thời, thực hiện ngay việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nhà ở cho người mua. Ngoài ra, đề nghị các địa phương khẩn trương rà soát, lập báo cáo cụ thể các dự án để xảy ra tình trạng này, để Bộ Xây dựng có căn cứ xử lý theo quy định.
Bộ trưởng Xây dựng Phạm Hồng Hà trả lời chất vấn về quy hoạch treo
Đại biểu Nguyễn Thị Kim Nhung hỏi: Tình trang biến đổi khí hậu và nước biển dâng ở Việt Nam đã có. Chiến lược đưa giống cây trồng và vật nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu vào sản xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã làm đến đâu để người nông dân có tâm thế chuẩn bị tránh làm ô nhiễm môi trường và tăng khả năng chống chịu, thích ứng của người nông dân với biến đổi khí hậu ở từng vùng miền? Đây là vấn đề quan trọng đã được đề cập trong nghị quyết số 32 đã được thông qua tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khoá 14.
Phiên chất vấn ngày 9.11 bắt đầu
Đúng 8 giờ sáng 9.11, ngày thứ 2 của phiên chất vấn trong kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIV bắt đầu.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu: Phiên chất vấn và trả lời chất vấn ngày 6.11, có 48 đại biểu đặt câu hỏi chất vấn; 43 câu hỏi đã được các thành viên Chính phủ và các cơ quan liên quan trả lời; 5 đại biểu đặt câu hỏi cuối giờ chờ được trà lời trong phiên chất vấn sáng 9.11; 17 ý kiến tham gia tranh luận.
Nội dung chất vấn và trả lời chất vấn xoay quanh các vấn đề về tư pháp, nội vụ, tài nguyên môi trường, nông nghiệp và phát triển nông thôn, giáo dục... Những nội dung này đã được các Phó Thủ tướng Chính phủ, đại diện Viện Kiểm sát, Tòa án Nhân dân tối cao.... và 12 bộ trưởng trả lời.
Bắt đầu phiên chất vấn sáng 9.11, có 5 đại biểu tiếp tục chất vấn.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.