6 siêu cây trồng chuyển gen

07/03/2011 16:01

Công nghệ cây trồng biến đổi gen không còn xa lạ nữa. Dưới đây xin giới thiệu tới bạn đọc 6 loại siêu cây trồng ra đời từ công nghệ này.

1. Gạo vàng giàu vitamin A

Gạo vàng (Golden rice) là thực phẩmcây trồng chuyển gen (GM) được xếp đầu bảng, sản phẩm chống đói, tăngcường sức khỏe tốt nhất cho con người, đặc biệt là cung cấp vitamin A(beta-carotene) rất cần cho cơ thể trẻ nhỏ, hạn chế nguy cơ gây mù lòabởi theo số liệu thống kê hiện nay trên thế giới mỗi năm có khoảng nửa triệu trẻ em mắc phải căn bệnh này, lý do chính là bị thiếu vitamin A.

Công nghệ sản xuất lúa vàng được khởixướng từ năm 1999, nhưng do những bất đồng về chính trị nên mãi tới 10năm sau nó mới được đưa ra trồng thử nghiệm tại Philipinnes nhờ cốgắng của Hội đồng nhân đạo về giống lúa vàng (GRHB), cơ quan này đãtiến hành phân tích và làm thông tư tưởng cho 6 quốc gia ở khu vực ĐôngNam Á.

Giống lúa vàng được ra đời năm 1999bằng cách được cài xen hai gen đảm nhận chức năng đóng mở, tạo ra giốnglúa màu vàng, hạt giàu hàm lượng beta- carotene (tiền vitamin A) và màusắc vàng của gạo chính là thể hiện mức độ giàu vitamin A.

2. Giống đu đủ kháng bệnh đốm vòng do virus

Xếp thứ 2 trong danh sách là giống đuđủ GM kháng được bệnh đốm vòng do virus có tên là PRSVV (Papayaringspot virus) gây ra làm hại nhiều bộ phận khác nhau của đủ đủ, từlá, quả, thân cho đến cuống lá.

Giống đu đủ GM này đã được trồngnhiều ở Tha Pra, Thái Lan, từ năm 2004 cho sản lượng cao, khỏe và đượcxem là sản phẩm rất có lợi cho sức khỏe con người và cho nông dân.

3. Lúa chịu hạn và lụt

Một trong những sản phẩm GM có khảnăng giúp con người khắc phục nạn đói thiếu lương thực là loại lúa GMchịu được hạn hán, lũ lụt có tên là SNORKEL1 và SNORKEL2. Đây là nhữnggiống lúa mới do các nhà khoa học Nhật Bản tạo ra có năng suất cao thâncao rất phù hợp ở những chân ruộng thường xuyên bị úng lụt như Thái Lanvà Campuchia.

Để tạo ra giống lúa này các nhà khoahọc đã tìm ra cặp gen có tên là SNORKEL giúp cho cây trồng phát triểnnhanh khi sống trong môi trường nước nhiều giúp lá phát triển trên mặtnước. Mỗi khi nước dâng cao, lúa lại tích lũy hormone ethylene hormonenày đến lượt nó kích hoạt các gen SNORKEL làm cho thân lúa phát triểnnhanh và cứng cáp hơn.

4. Cà chua giàu chất chống ôxi hóa

Các chuyên gia Trung tâm Nghiên cứuJohn Inne Centre ở Anh đã tạo ra một loại cà chua chuyển gen rất đặcbiệt có hàm lượng anthocyanins rất cao, đây là chất chống ôxi hóa cótác dụng giảm được rất nhiều bệnh cho con người, trong đó có bệnh ungthư. Người ta coi đây là thực phẩm chữa bệnh và cũng là tiêu chí làmtăng giá trị kinh tế cho sản phẩm nông nghiệp bởi giàu chất chống ôxigiống có trong các loại quả mọng như dâu tây, mâm xôi, nho...

Để tạo ra giống cà chua này các nhàkhoa học đã sử dụng các gen có trong loài hoa của cây kim ngũ thảo(Snapdragon) cài xen vào hệ gen của cây cà chua. Qua thử nghiệm trênchuột cho thấy những con chuột được ăn khoảng 10% bột của loại cà chuanày có tuổi thọ cao hơn so với những con chuột ăn các loại cà chuathông thường. Ngoài tác dụng chữa bệnh giống cà chua nói trên còn đượcxem là sản phẩm "cứu cánh" cho người nông dân trong bối cảnh an ninhlương thực bị khủng hoảng, đặc biệt nó có sức đề kháng tốt, chịu đượcsâu bệnh và cho năng suất cao hơn hẳn so với cà chua truyền thống.

5. Ngô chuyển gen giàu dưỡng chất

Ngô được xem là sản phẩm chủ đạo củacông nghệ chuyển gen, nó không chỉ cho năng suất cao, chịu được sâubệnh mà còn có hàm lượng dưỡng chất hữu ích cho người tiêu dùng. Để tạođược giống ngô GM giàu dưỡng chất, các nhà khoa học đã cài xen vàongô 7 gen, tạo ra tới 4 loại vitamin khác nhau.

Có hàm lượng vitamin C cao gấp 6 lầnvà vitamin C, E gấp 3 lần so với ngô truyền thống. Giống ngô mới nàyhiện đang được các chuyên gia ở ĐH Lleida của Tây Ban Nha trồng thửnghiệm và dự kiến sẽ có mặt trên thị trường trong tương lai gần.

6. Chuối chuyển gen chống suy dinh dưỡng

Xếp thứ 6 trong danh sách là chuốichuyển gen, sản phẩm rất phổ biến ở các quốc gia châu Phi, đặc biệt làUganda nơi được coi là thực phẩm chủ đạo, trung bình mỗi người dânUganda ăn tới 1 kg chuối/ ngày. Mặt trái của loại chuối khi dùng làmthực phẩm là thiếu hụt sắt và vitamin A nên nhiều người dân ở đây bịsuy dinh dưỡng.

Để hạn chế tình trạng này các chuyêngia ở ĐH Bách khoa Queenland (Australia) đã lai tạo cho ra đời giốngchuối chuyển gen có tên là Cavendish Banana, có hàm lượng sắt và betacarotene cao. Giống chuối mới này hiện đang được trồng thử nghiệm tạiAustralia và sẽ đưa sang trồng tại Uganda vào cuối năm 2011.

(Nguồn: NNVN)

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    6 siêu cây trồng chuyển gen