Thời tiết thay đổi thất thường, viêm mũi dị ứng, hen suyễn, cảm cúm,... là các bệnh trẻ hay mắc khi giao mùa hè thu mà cha mẹ cần phải chú ý.
Sau khi mùa hè với nguy cơ say nắng, cảm nắng qua đi thì các bậc phụ huynh lại cần cẩn thận hơn với các bệnh trẻ hay mắc khi giao mùa hè - thu, nhất là những bệnh lý có ảnh hưởng lớn tới hệ miễn dịch như cảm cúm, viêm mũi dị ứng, viêm phế quản,...
Các bệnh trẻ hay mắc khi giao mùa hè - thu thường do không khí khô hanh, độ ẩm thấp kết hợp cùng với sự phát tán virus, vi khuẩn, lông, bụi, phân côn trùng vào không khí xâm nhập vào cơ thể trẻ qua đường hô hấp dẫn tới bị bệnh.
Cảm cúm là bệnh lý bắt nguồn từ hệ miễn dịch chưa hoàn thiện của trẻ không chống chọi lại sự xâm nhập của virus cảm cúm. Virus cúm từ người mang bệnh lây sang trẻ qua đường hô hấp, lây qua dịch tiết như dịch đờm, dịch họng (hắt hơi, sổ mũi,...). Đây là một bệnh trẻ hay mắc khi giao màu hè - thu mà cha mẹ cần đặc biệt quan tâm.
Các triệu chứng của bệnh cảm cúm ở trẻ bao gồm hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi, nhức đầu, họng bị sưng kèm theo chán ăn, mệt mỏi.
Cảm cúm là bệnh trẻ hay mắc khi giao mùa hè - thu
Bên cạnh bệnh cảm cúm thông thường thì có một số trường hợp trẻ sẽ bị cúm A, cúm B, cúm C - những bệnh này gây ra chứng viêm đường hô hấp cấp, đặc biệt, bệnh cúm A (hay còn gọi là cúm mùa) có thể bùng phát trở thành dịch bệnh nếu như phụ huynh không có ý thức bảo vệ, che chắn cho trẻ khi ra ngoài.
Cúm B ngoài những biểu hiện điển hình giống bệnh cảm cúm thông thường thì trẻ còn có những dấu hiệu tương tự như bệnh viêm ruột thừa hay nhiễm trùng khác. Thậm chí, biến chứng của bệnh có thể khiến trẻ bị viêm xoang hay viêm tai giữa.
Cách phòng tránh:
Để phòng tránh cảm cúm - bệnh trẻ hay mắc khi giao mùa hè - thu thì cha mẹ cần chú ý tới vệ sinh cá nhân cho trẻ sạch sẽ, che chắn cẩn thận khi tới những nơi đông người. Ngoài ra cần có chế độ dinh dưỡng khoa học để nâng cao sức đề kháng cho trẻ và chống lại nguy cơ bị nhiễm bệnh.
Nếu như trẻ có thói quen ăn uống không hợp vệ sinh là nguyên nhân hàng đầu gây ra chứng tiêu chảy ở trẻ, nếu như không được can thiệp kịp thời có thể dẫn tới viêm ruột cấp tính với các dấu hiệu như sốt cao, bị đau bụng và đi ngoài liên tục kèm theo mệt mỏi, khô miệng.
Thói quen ăn uống không hợp vệ sinh là nguyên nhân hàng đầu gây ra chứng tiêu chảy ở trẻ
Với những trẻ bị mất nước do tiêu chảy cần kịp thời bổ sung theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý cho trẻ uống quá liều điện giải hay truyền dịch mà không có chỉ dẫn. Nếu tình trạng của trẻ nặng hơn thì ngay lập tức cần đưa tới các cơ sở y tế để được điều trị.
Cách phòng tránh:
Cha mẹ cần chú ý cho trẻ ăn chín, uống sôi; bảo quản đồ ăn sạch sẽ tránh bị ôi thiu hoặc ruồi bọ. Không cho trẻ ăn thức ăn để lạnh, thức ăn để qua đêm mà không có biện pháp lưu trữ an toàn. Ngoài ra, nên vệ sinh cá nhân sạch sẽ cho trẻ, nhắc bé cần rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; làm sạch đồ chơi thường xuyên.
Viêm amidan là bệnh trẻ hay mắc khi giao mùa hè - thu do hệ miễn dịch của trẻ còn chưa hoàn thiện nên rất dễ vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm, nhất là đường hô hấp, trong đó có amidan.
Các triệu chứng phổ biến thường là sốt cao, trẻ bị đau đầu, họng khó nuốt, đau đớn và mệt mỏi. Đối với trẻ dưới 2 tuổi thì viêm amidan có thể gây ra nôn ói.
Hệ miễn dịch của trẻ còn chưa hoàn thiện nên rất dễ vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm, nhất là đường hô hấp
Nếu trong nhà có trẻ bị viêm amidan, cha mẹ cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng sang thức ăn mềm, cho bé dễ nuốt. Nếu như các dấu hiệu trở nặng cần nhanh chóng tới cơ sở y tế để được thăm khám.
Cách phòng tránh:
Khi thời tiết giao mùa, cha mẹ cần giữ ấm cho trẻ nhất là ở các vị trí cổ và bàn chân. Vệ sinh đường hô hấp bằng dung dịch nước muối sinh lý. Chú ý vệ sinh màng lọc của máy lọc không khí, điều hoà,...
Viêm phế quản là bệnh lý biến chứng do cảm cúm lâu ngày gây ra. Do vậy, viêm phế quản cũng trở thành một bệnh trẻ hay mắc khi giao mùa hè - thu. Khi bị viêm phế quản, trẻ bị khó thở, thở khò khè và thường ho nhiều khi về đêm hoặc sáng sớm kèm theo biểu hiện mệt mỏi, các cơn ho đôi khi kèm đờm.
Khi bị viêm phế quản, trẻ bị khó thở, thở khò khè và thường ho nhiều khi về đêm hoặc sáng sớm
Vì là bệnh rất dễ tái phát lại nên cha mẹ cần điều trị dứt điểm cho trẻ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Cách phòng tránh:
Chú ý tới vấn đề giữ ấm, tuy nhiên lại không được mặc quá nhiều đồ có thể khiến trẻ bị ra mồ hôi, tăng nguy cơ bị cảm lạnh.
Một bệnh trẻ hay mắc khi giao mùa hè - thu chính là viêm tai giữa. Bệnh có nguyên nhân từ việc vi khuẩn hay virus xâm nhập vào cơ thể trẻ gây ra các biểu hiện như sốt cao, hắt hơi,... Những triệu chứng này thường hay bị nhầm lẫn với cảm cúm ở trẻ.
Viêm tai giữa là bệnh dễ bị nhầm lẫn với cảm cúm
Nếu như viêm tai giữa không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới các biến chứng mãn tính, thậm chí trẻ cần phải trải qua phẫu thuật mới dứt điểm được.
Cách phòng tránh:
Chú ý vệ sinh cá nhân sạch sẽ cho trẻ, đặc biệt là tai mũi họng. Khi vệ sinh tai cho bé cần dùng dụng cụ mềm, vệ sinh nhẹ nhàng, hạn chế tổn thương. Ngoài ra nên rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Với đặc trưng là khô hanh nên mùa thu trẻ cũng dễ mắc bệnh hen suyễn hoặc dị ứng hơn, nhất là trẻ có tiền sử bị bệnh chưa được chữa dứt điểm hay chủ quan phòng bệnh khiến bị tái phát.
Hen suyễn và dị ứng dễ xảy ra khi giao mùa hè - thu do thời tiết khô hanh
Những dị nguyên phổ biến gây dị ứng và hen suyễn có thể kể đến như phấn hoa, nấm mốc, những mạt bụi, phân động vật, lông động vật,... bay trong không khí bị trẻ hít phải.
Trẻ bị hen hay dị ứng thường có các biểu hiện như thở khò khè, bị nổi mẩn đỏ toàn thân hoặc theo vùng.
Cách phòng tránh:
Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các dị nguyên bằng cách che chắn khi ra ngoài, vệ sinh dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ.
Theo Phụ nữ Việt Nam