Đó là con số vừa được VSATTP tỉnh công bố tại nghiên cứu “Điều tra, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp bảo đảm chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm của dịch vụ thức ăn đường phố năm 2010”.
Qua nghiên cứu, điều tra, đánh giá thực tế tại 588 cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng thuộc địa bàn 66 phường, xã, thị trấn, khu công nghiệp trên địa bàn, nhóm nghiên cứu đã phát hiện có 81,5% số cơ sở thức ăn đường phố không đủ điều kiện về thủ tục hành chính; 81,2% không đủ điều kiện về cơ sở hạ tầng; 72,5% không đủ các yêu cầu về trang thiết bị và dụng cụ chế biến; 54,6% không đủ điều kiện về con người. Đặc biệt, qua kiểm tra lấy mẫu thức ăn đường phố tại 20 cơ sở tuyến tỉnh quản lý và 60 cơ sở tuyến huyện quản lý cho thấy có 55,3% số mẫu thực phẩm, dụng cụ chia, đựng thức ăn được lấy tại các cơ sở bị nhiễm vi sinh vật.
Để hạn chế nguy cơ ngộ độc từ thức ăn đường phố, nhóm nghiên cứu cũng đã đưa ra một số giải pháp như: cần xây dựng cơ sở hạ tầng bảo đảm sự phát triển của dịch vụ thức ăn đường phố, cải tiến chính sách quản lý về Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP); các cấp, ngành cần thường xuyên chỉ đạo thực hiện công tác bảo đảm VSATTP, lập hồ sơ theo dõi các cơ sở sản xuất, chế biến thức ăn trên địa bàn…
H.V