5 nguyên tắc giúp đỡ của người thông minh

16/07/2023 15:16

Trong cuộc sống có những kiểu giúp đỡ rất nguy hiểm, bởi vậy dù tử tế thế nào, người thông minh cũng biết học cách từ chối.

1. Không giúp đỡ mà không có mục đích

Đừng bao giờ quá tin tưởng vào ai đó, bởi lòng người dễ thay đổi, giúp đỡ nhầm sẽ chỉ khiến bạn bước vào vũng lầy của cuộc đời. Bởi vậy, trước khi giúp đỡ người khác, người thông minh thường đặt câu hỏi: "Mục đích giúp đỡ là gì"? "Nguyên tắc giúp đỡ ra sao?".

Những việc mà không có nguyên tắc thường vi phạm tới đạo đức con người, thậm chí vi phạm pháp luật. Nên tránh xa những con người như vậy vì rất có thể một ngày nào đó bạn sẽ bị liên lụy.

Có những người chơi với bạn vì bạn có tiền, dù làm gì mục đích chính của họ cũng là tiền. Để đạt được điều này, họ sẵn sàng đổi trắng thay đen. Nếu giúp đỡ những người như vậy, rất có thể bạn sẽ trở thành nạn nhân của chính họ.


Ảnh minh họa

2. Không giúp đỡ nếu vượt quá giới hạn bản thân

Chỉ nên giúp đỡ ai đó nếu nằm trong khả năng của mình và dừng lại nếu vượt quá khả năng. Ép buộc bản thân trở thành một người tốt và làm những điều mà bạn không giỏi không chỉ làm tăng áp lực, chiếm nhiều năng lượng và thời gian mà còn gây phản tác dụng.

Giúp người khác nhưng lại khiến mình rơi vào hoàn cảnh khó khăn, thậm chí lại cần nhiều người hơn để giúp lại bạn, làm mất đi ý nghĩa của sự giúp đỡ. Giúp đỡ như vậy sẽ trở thành gánh nặng cho cả bạn cũng như đối phương.

3. Không giúp đỡ những người bạc tình, bạc nghĩa

Người thông minh hiểu rằng, giúp đỡ ai cũng đều cần có nguyên tắc và giới hạn. Với những người không biết tri ân, thường bạc tình bạc nghĩa. Có những kẻ coi sự giúp đỡ của người khác là việc đương nhiên, bạn giúp đỡ cả trăm lần, họ không ghi nhớ nhưng chỉ không giúp một lần sẽ lập tức oán hận và than trách.

Biết từ chối người khác cũng là một trong những dấu hiệu cho thấy sự trưởng thành của một người. Tuổi trẻ và sức khỏe của ai cũng có hạn, đừng lãng phí sức lực, tiền bạc cho những kẻ không có lòng biết ơn. Chỉ nên cống hiến cho những người xứng đáng, nếu không sẽ có ngày bạn sẽ bị tổn thương bởi chính lòng tốt của mình.

4. Không giúp người luôn có tư duy nạn nhân

Trong xã hội luôn tồn tại một kiểu người luôn đổ lỗi cho người khác, ai cũng sai trừ bản thân họ. Dù trong hoàn cảnh nào, họ cũng sẽ tự bào chữa cho hành vi của mình. Thiếu sự trưởng thành về cảm xúc khiến họ chẳng thể nhận ra sai lầm và tự chịu trách nhiệm.

Bản chất của những người này là không muốn thay đổi bởi luôn sợ mình kém hoàn hảo và sợ phải đối mặt với nỗi bất an trong lòng. Dù bạn muốn giúp đỡ họ thế nào đi nữa, chắc chắn chẳng có chuyển biến tốt. Bởi trong mắt mình, họ luôn là người vô tội, là người đúng nhất.

5. Không giúp người thiếu nghị lực

Không nên thay đổi những người thấy việc khó là bỏ cuộc, chùn bước trước mọi khó khăn. Thực chất sẽ không có lòng tốt hay sự động viên nào khiến những người này có thể thay đổi vì họ đã quen sống trong tâm lý thất bại. Họ tin mình luôn thua cuộc hoặc nghĩ muốn thành công phải vất vả làm việc, thà "bỏ cuộc từ đầu còn hơn".

Với những con người này, họ không thể chắc chắn được điều gì. Lối sống bất định, không động lực, không cố gắng sẽ chẳng mang lại những điều tốt đẹp ở tương lai.

Theo VnExpress

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    5 nguyên tắc giúp đỡ của người thông minh