"Với vấn đề biển Đông, quan trọng nhất lúc này là xâydựng lòng tin. Nếu để xảy ra mất ổn định, đó là thảm họa cho các nướctrong khu vực", Đại tướng Phùng Quang Thanh trả lời báo chí bên lề Hộinghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN.
Đại tướng Phùng Quang Thanh. Ảnh: Nguyễn Hưng. |
- Là đại diện của Việt Nam, Bộ trưởng đã nêu vấn đề gì tại Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN ngày 11/5?
- Tôi đã phát biểu về chính sách quốc phòng của ViệtNam là tăng cường hợp tác. Ngoài nỗ lực trong nội bộ đất nước, điềuquan trọng là cần hợp tác với các nước ngoài. An ninh của Việt Nam nằmtrong và là một bộ phận của an ninh chung ASEAN và khu vực châu Á -TháiBình Dương.
Khu vực này có vấn đề an ninh hàng hải, an ninh phitruyền thống, nhất là khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, vấn đề thiêntai, dịch bệch... mà Việt Nam không thể tự mình giải quyết. Cần có sựhợp tác với các nước đối tác bên ngoài ASEAN trên cơ sở tôn trọng độclập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vàocông việc nội bộ của nhau.
Chúng ta tham gia vào diễn đàn của lãnh đạo quốcphòng các nước ASEAN và ngoài ASEAN chứ không phải là tham gia khốiquân sự hay liên minh quân sự.- Vấn đề biển Đông được xem xét như thế nào trong hội nghị năm nay?
- Cũng như các năm trước, Hội nghị Bộ trưởng Quốcphòng lần này không bàn thảo về vấn đề biển Đông, mà bàn về vấn đề anninh phi truyền thống, trong đó vấn đề an ninh hàng hải là hết sức quantrọng. Khu vực chúng ta có vùng eo biển Malacca mà hiện nay sự hợp tácgiữa Singapore, Malaysia, Indonesia và Thái Lan rất tốt. Qua tuần trachung đã giúp giảm các vụ cướp biển.
Gần đây, hải quân Việt Nam đã cứu vớt được 9 thủy thủ nước ngoài bị cướp biển ở eo biển này cướp tàu thuyền và thả xuống bè.
Theo Bộ trưởng Quốc phòng, hợp tác hải quân trên Biển Đông là điểm sáng trong quan hệ quân sự của Việt Nam và các nước. Ảnh: Nguyễn Hưng. |
- Hợp tác hải quân trong khu vực biển Đông thì sao, thưa Bộ trưởng?
- Đây là một trong những điểm sáng về hợp tác củaViệt Nam với các nước. Hải quân Việt Nam đã hợp tác với Trung Quốctrong tuần tra chung ở Vịnh Bắc Bộ, thiết lập đường dây nóng giữa hảiquân hai nước. Chúng ta cũng đã hợp tác quốc phòng với Campuchia, TháiLan. Tới đây đang tiến tới hợp tác tập trận chung với Malaysia. Trongđó, các bên duy trì cục diện ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho ngưdân chúng ta và các nước khai thác.
Với vấn đề biển Đông quan trọng nhất lúc này là xâydựng lòng tin. Các bên phải cùng nhau xây dựng lòng tin và phải hết sứckiềm chế.
- Một trong những nội dungcủa ADMM là đóng góp, hỗ trợ vào việc triển khai đầy đủ Tuyên bố về cácnguyên tắc ứng xử trên Biển Đông DOC. Cụ thể việc hỗ trợ này như thếnào?
- Điều quan trọng là bây giờ chúng ta phải thực hiệnđầy đủ, nghiêm túc DOC giữa các nước ASEAN và Trung Quốc. Việt Nam tôntrọng DOC, giữ nguyên hiện trạng. Không có bên nào chiếm đóng thêm cácđảo đá mới. Chúng ta phải đàm phán hòa bình để giải quyết các tranhchấp trên cơ sở hữu nghị, hiểu biết lẫn nhau, tôn trọng nhau và tuânthủ luật pháp quốc tế, nhất là Công ước quốc tế về Luật biển 1982. Giữđược môi trường hòa bình, ổn định là hết sức quan trọng để phát triểnkinh tế của Việt Nam cũng như các nước. Nếu để xảy ra mất ổn định,không có bên nào được lợi. Đó là thảm họa cho các nước trong khu vực.
Đại tướng Phùng Quang Thanh trao bản Tuyên bố chung tại ADMM 4 cho ông Sayakane Sisouvong, Phó tổng thư ký ASEAN. Ảnh: Nguyễn Hưng. |
- Liên quan đến hợp tác quốcphòng ở cấp song phương, thời gian qua, Bộ trưởng đã dẫn đầu đoàn sangthăm Trung Quốc. Bộ trưởng có thể cho biết nội dung và kết quả củachuyến thăm này?
- Việt Nam chủ trương quan hệ hữu nghị với tất cả cácnước, trong đó bao gồm các nước láng giềng và nước lớn trên thế giới.Nếu quan hệ tốt, tăng cường hữu nghị, tin cậy lẫn nhau sẽ giúp loại trừkhả năng có thể dẫn đến mất ổn định.
Quan hệ với Trung Quốc hiện nay có thể nói là rấttốt. Với vấn đề trên biển Đông, hai bên còn có những tranh chấp nhưngđều cam kết là giữ ổn định, không để vì tranh chấp đó ảnh hưởng đếnquan hệ hai nước, làm mất ổn định. Chúng ta phải đàm phán hòa bình theotinh thần dễ trước khó sau.
Những cái khó trước đây như biên giới trên bộ, vấn đềVịnh Bắc Bộ chúng ta cũng đã giải quyết được bằng đàm phán hòa bình màhai bên cùng có lợi, bây giờ trở thành đường biên giới hòa bình, hữunghị, ổn định, phát triển kinh tế rất tốt.
Vấn đề Biển Đông cũng cần đàm phán hòa bình để từngbước giải quyết, và phải hết sức kiềm chế, không để các thế lực bênngoài lợi dụng, kích động để chia rẽ quan hệ hai nước Việt - Trung,không để chia rẽ giữa Đảng, Nhà nước ta với quần chúng nhân dân.
- Trong quan hệ quân sự với Mỹ, hai nước có bước tiến gì?
- Quan hệ quân sự với Mỹ sẽ có bước tiến mới, hai bênsẽ hợp tác trên nhiều lĩnh vực. Việt Nam đề nghị phía Mỹ giúp đào tạotiếng Anh cho cán bộ, hợp tác về quân y, giải quyết bom mìn còn sót lạisau chiến tranh, cung cấp thông tin để Việt Nam tìm kiếm những ngườicòn mất tích hay giúp thông báo thông tin về dự báo thời tiết trên biểnđể chúng ta phòng và tránh những cơn bão có thể xảy ra, đảm bảo thôngtin cho ngư dân.
- Song song với hợp tác quốc phòng với các nước, Việt Nam đã làm gì để hiện đại hóa quân đội bảo vệ chủ quyền?
- Chúng ta công khai với toàn thế giới là chúng taxây dựng quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ vàtừng bước hiện đại. Khi nền kinh tế phát triển thì chúng ta phải tăngcường tiềm lực quốc phòng, quân sự nhằm bảo vệ ổn định, bảo vệ toàn vẹnlãnh thổ.
Chúng ta có hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng quanhệ hợp tác với các nước và có khả năng quốc phòng mạnh, quân đội mạnh,để có thể bảo vệ đất nước tốt hơn, và có khả năng răn đe ai đó định làmviệc gì với Việt Nam thì phải tính đến nhân tố này.
Trả lời báo chí, Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứtrưởng Bộ Quốc phòng khẳng định: "Việc giải quyết hòa bình trên biểnĐông không phải từ thiện chí mà từ nhu cầu, từ yêu cầu khách quan củacác nước. Không một nước nào có lợi khi sử dụng sức mạnh quân sự trênBiển Đông", ông Vịnh nói. |