Bố mẹ có thể nhận biết tình trạng thể chất và phát hiện sớm béo phì ở trẻ nhỏ qua 3 khía cạnh quan trọng: Dấu hiệu hình thể, chỉ số BMI và xét nghiệm tổng quát.
Hai trong nhiều triệu chứng/biểu hiện lâm sàng của trẻ béo phì là lớp mỡ dưới da tăng quá mức, vòng bụng quá to so với lồng ngực
Theo nghiên cứu công bố trên tạp chí y học quốc tế Experimental and Therapeutic Medicine, trên 90% trường hợp béo phì là vô căn (không rõ nguyên nhân) và dưới 10% liên quan đến di truyền hoặc nội tiết tố. Do đó, nhiều bậc phụ huynh khó phát hiện tình trạng/mức độ thừa cân, béo phì ở trẻ nhỏ nếu chỉ quan sát bằng mắt thường. Để “đọc vị” tình trạng thể chất của con, bố mẹ có thể thực hiện 3 bước.
Quan sát dấu hiệu hình thể
Theo WHO, hai trong nhiều triệu chứng/biểu hiện lâm sàng của trẻ béo phì là lớp mỡ dưới da tăng quá mức, vòng bụng quá to so với lồng ngực.
Còn theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, dấu hiệu có thể là “chỉ báo” của bệnh béo phì là: Trẻ tăng cân quá nhanh mỗi tháng; cơ thể xuất hiện những lớp mỡ quanh đùi, bẹn, nách, cánh tay, trên ngực; khuôn mặt tròn, má phính xệ; cổ xuất hiện vùng da sẫm màu, mịn, ngấn lớn; mỡ bụng dày; xuất hiện các vết rạn da ở hông và lưng; hay đổ mồ hôi khi chạy nhảy.
Phụ huynh có thể nhận biết trẻ béo phì qua một số dấu hiệu hình thể
Nghiên cứu của Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ (HHS Public Access) chỉ rõ béo phì trong thời thơ ấu có thể dẫn đến các dấu hiệu dậy thì sớm (thelarche) ở bé gái và chậm dậy thì ở bé trai. Các nhà khoa học thuộc tổ chức này chỉ rõ kháng insulin và tăng insulin máu là nguyên nhân chung dẫn đến sự thay đổi trong quá trình dậy thì của trẻ nhỏ bị béo phì. Đây cũng là một trong những căn cứ quan trọng để nhận biết tình trạng bệnh của trẻ.
Kiểm tra chỉ số BMI
Để chẩn đoán béo phì, chuyên gia dinh dưỡng thường sử dụng hệ thống đo lường chỉ số khối cơ thể (BMI). Đây là chỉ số được WHO và Hội Nghiên cứu Béo phì Quốc tế khuyến cáo sử dụng rộng rãi trong cộng đồng các nước châu Á, nhằm phân loại tình trạng thừa cân, béo phì.
Theo WHO, BMI được tính theo công thức chia trọng lượng (kg) cho bình phương chiều cao (mét), đơn vị tính là xentin (percentile). Chỉ số BMI ≥ 85 xentin là thừa cân. Tình trạng béo phì được xác định khi BMI theo tuổi và giới của trẻ ≥ 95 xentin; hoặc BMI ≥ 85 xentin, cộng thêm bề dày lớp mỡ dưới da cơ tam đầu và dưới xương bả vai ≥ 90 xentin.
Đối với trẻ em và thanh thiếu niên, BMI phụ thuộc độ tuổi và giới tính. Bố mẹ cần lấy chỉ số BMI so sánh biểu đồ BMI theo tuổi và giới để có thể đánh giá chính xác tình trạng thể chất của trẻ.
Nếu gặp khó khăn trong việc theo dõi tăng trưởng của trẻ theo tháng, bố mẹ có thể sử dụng các ứng dụng, công cụ hỗ trợ tính BMI miễn phí.
Bố mẹ có thể truy cập các ứng dụng, website để tra cứu chỉ số BMI cho con miễn phí.
Thực hiện các xét nghiệm thăm dò
BMI là bước đầu để “hiểu” cơ thể trẻ, muốn đánh giá toàn diện, bố mẹ nên đưa con đến các trung tâm y tế, bệnh viện, viện dinh dưỡng,… để thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu và nhân trắc khác.
Theo PGS Youdim - Trường Y khoa UCLA David Geffen, Mỹ, trẻ béo phì nên được sàng lọc các rối loạn phổ biến kèm theo như ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, gan nhiễm mỡ và trầm cảm.
Từ các chỉ số/xét nghiệm, bác sĩ giúp bố mẹ hiểu rõ về tình trạng thể chất cũng như mức độ thừa cân hoặc béo phì của con (nếu có). Đây cũng là cơ sở quan trọng để chuyên gia y tế lên phác đồ điều trị/tư vấn dinh dưỡng và vận động, giúp trẻ phát triển tối ưu.
Bác sĩ sẽ kiểm tra các chỉ số cơ thể và thực hiện các xét nghiệm để đánh giá toàn diện thể chất của trẻ
Theo Hội Dinh dưỡng Điều trị của Anh, mục tiêu điều trị béo phì trẻ em khác với người trưởng thành. Bởi trẻ nhỏ đang phát triển khối nạc, do đó việc điều trị cần tập trung ngăn ngừa tăng cân thay vì giảm cân như người trưởng thành.
Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh với trẻ có nguy cơ thừa cân, béo phì là giảm lượng đường trong khẩu phần ăn (giảm đồ ngọt, cắt giảm đồ ăn vặt), cân đối lượng protein và dầu mỡ cùng năng lượng trong thực đơn mỗi bữa.
Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, khi xây dựng chế độ ăn thấp năng lượng cho trẻ thừa cân, béo phì, bố mẹ phải cung cấp đủ các nhóm dưỡng chất cần thiết gồm protein, vitamin và khoáng chất, chất béo và bột đường để con duy trì sức khỏe. Trong đó, protein có thể chiếm 15-25% năng lượng của khẩu phần, bởi chế độ ăn ít béo, cao protein có hiệu quả giảm cân. Ngoài ra, cần tăng cường rau củ, quả trong bữa ăn vì đây là nguồn cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất.
Một nguyên tắc nữa trong điều trị và kiểm soát cân nặng cho trẻ có nguy cơ thừa cân, béo phì là chọn loại sữa có năng lượng thấp và hàm lượng vi khoáng cao. Trong đó, các dòng sữa đặc trị cho trẻ có nguy cơ thừa cân, béo phì được khuyến cáo sử dụng.
Tại Việt Nam, Nutifood GrowPLUS+ Trắng là dòng sữa cho trẻ có nguy cơ thừa cân, béo phì được ưa chuộng nhờ phù hợp với thể trạng và nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em Việt. Sữa có hệ chất xơ polydextrose + FOS, đạm cao, giảm chất béo giúp kiểm soát cân nặng. Không chỉ giúp trẻ ngăn ngừa tình trạng “kịch cân”, sữa bổ sung đầy đủ 29 vitamin và khoáng chất, trong đó hàm lượng canxi, photpho, vitamin D3, vitamin K2, DHA vượt trội, hỗ trợ phát triển chiều cao và trí não vượt trội.
Nutifood GrowPLUS+ Trắng là sữa đặc trị dành cho trẻ có nguy cơ thừa cân hoặc béo phì
Theo Zing