Các điểm xung yếu này thuộc đê sông Thái Bình, Kinh Môn, Kinh Thầy, Lai Vu, Mía, Rạng.
Sự cố sạt lở kè Thanh Kỳ (Tứ Kỳ) sát chân đê hữu sông Thái Bình sẽ được ưu tiên xử lý bằng biện pháp công trình
Theo Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, giai đoạn 2022-2025, toàn tỉnh có 25 điểm đê điều xung yếu cần ưu tiên xử lý, bảo vệ bằng biện pháp công trình để bảo đảm an toàn. Trong số này có 12 cống qua đê ở các huyện Thanh Hà, Kim Thành, Nam Sách, thị xã Kinh Môn và TP Chí Linh đã xây dựng từ lâu, xuống cấp nghiêm trọng; 6 bờ lở nguy hiểm ở các huyện Thanh Hà, Kim Thành; 5 điểm sạt lở kè ở các huyện Ninh Giang, Tứ Kỳ và TP Chí Linh; 2 sự cố tràn qua đê, đùn sủi ở các huyện Tứ Kỳ, Thanh Hà. Các điểm xung yếu này thuộc đê sông Thái Bình, Kinh Môn, Kinh Thầy, Lai Vu, Mía, Rạng.
Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh đã yêu cầu các địa phương xây dựng kế hoạch bảo vệ, xử lý các sự cố phát sinh tạm thời; thường xuyên kiểm tra, đánh giá thực trạng để đề xuất phương án xử lý phù hợp trước khi khắc phục bằng biện pháp công trình.
NM