Insider Monkey đã xếp loại 15 nền giáo dục tiên tiến nhất thế giới dựa trên kết quả các câu hỏi trên ChatGPT và báo cáo Xu hướng di chuyển toàn cầu năm 2020 của Project Atlas.
Theo Insider Monkey, quốc gia đứng đầu bảng xếp hạng là Mỹ
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới, du lịch giáo dục là một trong những phân khúc phát triển nhanh nhất của ngành du lịch nói chung. 6,1 triệu sinh viên đại học đã đi du học vào năm 2019, tăng từ 2 triệu vào năm 2000. Con số này dự kiến tăng lên 8 triệu vào năm 2030.
Bảng xếp hạng cho thấy những quốc gia đông dân như Trung Quốc và Ấn Độ nằm trong những quốc gia hàng đầu về số lượng công dân đi du học. Đức, Hàn Quốc và Nigeria cũng có một số lượng lớn sinh viên học tập ở các nước khác.
Canada, Mỹ và Pháp là 3 trong số 15 quốc gia có nền giáo dục tiên tiến nhưng vẫn có nhiều sinh viên du học do mong muốn tìm kiếm những trải nghiệm và cơ hội mới.
15. Na Uy
Số lượng sinh viên quốc tế năm 2020: 21.199
Số lượng sinh viên thay đổi theo năm: -12,8%
Quốc gia có nền giáo dục tiên tiến đứng thứ 15 thế giới là Na Uy. Đất nước này có một số trường đại học cung cấp các chương trình cấp bằng đại học và sau đại học cho nhiều lĩnh vực khác nhau.
ĐH Oslo là một trong những trường danh tiếng tại Na Uy
Việc xét tuyển vào các cơ sở giáo dục đại học ở Na Uy dựa trên thành tích học tập. Học sinh thường được yêu cầu phải hoàn thành chương trình giáo dục THPT và vượt qua một loạt kỳ thi tuyển sinh để đủ điều kiện nộp đơn vào đại học.
ĐH Khoa học và Công nghệ Na Uy (NTNU) là trường đại học lớn và uy tín nhất ở Na Uy. Trường cung cấp nhiều chương trình về khoa học, công nghệ, kỹ thuật, y học và các lĩnh vực khác. Các trường đại học đáng chú ý khác ở Na Uy bao gồm ĐH Oslo, ĐH Bergen và ĐH Tromsø.
14. Đan Mạch
Số lượng sinh viên quốc tế năm 2020: 30.733
Số lượng sinh viên thay đổi theo năm: -4,3%
ĐH Copenhagen là trường đại học lớn và uy tín nhất ở Đan Mạch, cung cấp nhiều chương trình với nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm khoa học, công nghệ, kỹ thuật, y học và nhân văn. Các trường đại học đáng chú ý khác ở Đan Mạch bao gồm ĐH Kỹ thuật Đan Mạch, ĐH Aarhus và ĐH Nam Đan Mạch.
Giáo dục đại học ở Đan Mạch phần lớn được tài trợ bởi chính phủ và học phí thường miễn phí cho công dân và cư dân Đan Mạch. Tuy nhiên, sinh viên vẫn có thể phải trả phí cho một số chương trình hoặc dịch vụ như phí phòng thí nghiệm hoặc ký túc xá. Sinh viên quốc tế có thể phải trả học phí, có thể khác nhau tùy thuộc vào chương trình và tổ chức.
13. Thụy Điển
Số lượng sinh viên quốc tế năm 2020: 38.334
Số lượng sinh viên thay đổi theo năm: +1,2%
Thụy Điển là điểm đến phổ biến cho sinh viên quốc tế muốn tìm một nền giáo dục chất lượng cao. Đất nước này nổi tiếng về hệ thống giáo dục đại học sáng tạo và nghiên cứu chuyên sâu, đồng thời là nơi có nhiều trường đại học hàng đầu.
ĐH Stockholm là trường đại học lớn và uy tín nhất ở Thụy Điển, cấp bằng nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm khoa học, công nghệ, kỹ thuật, y học và nhân văn. Các trường đại học đáng chú ý khác ở Thụy Điển bao gồm ĐH Uppsala, ĐH Lund và ĐH Công nghệ Chalmers.
12. New Zealand
Số lượng sinh viên quốc tế năm 2020: 52.995
Số lượng sinh viên thay đổi theo năm: -13,5%
Trong số 15 quốc gia tiên tiến nhất về giáo dục, New Zealand có số lượng sinh viên quốc tế giảm hàng năm nhiều nhất. Điều này ảnh hưởng một phần từ các biện pháp phong tỏa tránh Covid-19 của nước này.
ĐH Auckland (New Zealand) là lựa chọn của nhiều du học sinh
New Zealand là một điểm đến phổ biến cho sinh viên quốc tế tìm kiếm một nền giáo dục chất lượng cao. Đất nước này nổi tiếng về hệ thống giáo dục đại học sáng tạo và nghiên cứu chuyên sâu, đồng thời là nơi tọa lạc của một số trường đại học và trường bách khoa hàng đầu.
Một số yếu tố có thể góp phần tạo nên sức hấp dẫn của New Zealand như một điểm đến học tập bao gồm nền giáo dục chất lượng cao, nền văn hóa đa dạng và thân thiện, cũng như môi trường tự nhiên độc đáo và tươi đẹp.
New Zealand là quê hương của một số trường đại học nổi tiếng quốc tế, bao gồm ĐH Auckland, ĐH Otago và ĐH Victoria Wellington. Các trường này đào tạo hệ đại học và sau đại học nhiều lĩnh vực như khoa học, công nghệ, kỹ thuật, y học và nhân văn.
11. Ba Lan
Số lượng sinh viên quốc tế năm 2020: 78.259
Số lượng sinh viên thay đổi theo năm: +7,6%
Một số yếu tố có thể góp phần khiến Ba Lan trở thành điểm đến du học hấp dẫn bao gồm học phí phải chăng, lịch sử văn hóa phong phú, vị trí trung tâm Châu Âu.
Ba Lan là quê hương của một số trường đại học nổi tiếng quốc tế, bao gồm ĐH Warsaw, ĐH Jagiellonian và ĐH Kỹ thuật Lodz. Các tổ chức đào tạo nhiều lĩnh vực, bao gồm khoa học, công nghệ, kỹ thuật, y học và nhân văn.
10. Hà Lan
Số lượng sinh viên quốc tế năm 2020: 94.236
Số lượng sinh viên thay đổi theo năm: +9,6%
Hà Lan là quốc gia có số lượng sinh viên quốc tế tăng vọt hàng năm cao thứ ba trong năm 2020.
Một trong những điểm thu hút chính của du lịch giáo dục ở Hà Lan là có nhiều trường đại học và tổ chức nghiên cứu nổi tiếng thế giới. Hà Lan là quê hương của một số trường đại học được xếp hạng hàng đầu, bao gồm ĐH Amsterdam, ĐH Kỹ thuật Delft và ĐH Leiden. Các tổ chức này cung cấp một loạt các chương trình học thuật và cơ hội nghiên cứu cho sinh viên từ khắp nơi trên thế giới.
Ngoài các tổ chức học thuật, Hà Lan còn được biết đến với di sản văn hóa và các thành phố đa dạng. Thủ đô Amsterdam là điểm đến phổ biến cho khách du lịch giáo dục với lịch sử phong phú, các điểm tham quan văn hóa và đời sống ban đêm sôi động. Các điểm đến phổ biến khác ở Hà Lan còn có Rotterdam, The Hague và Utrecht.
9. Tây Ban Nha
Số lượng sinh viên quốc tế năm 2020: 125.675
Số lượng sinh viên thay đổi theo năm: +3,9%
Du học sinh đến Tây Ban Nha có thể chọn từ nhiều chương trình và hoạt động giáo dục, bao gồm các khóa học ngôn ngữ, chương trình hòa nhập văn hóa, chương trình du học và thực tập. Đất nước này cũng là nơi có một số tour du lịch giáo dục và các tổ chức giúp du khách lập kế hoạch và tổ chức các trải nghiệm du lịch giáo dục của họ.
8. Nhật Bản
Số lượng sinh viên quốc tế năm 2020: 228.403
Số lượng sinh viên thay đổi theo năm: +9,3%
Nhật Bản đứng thứ 8 trong số các quốc gia tiên tiến nhất về giáo dục với hơn 228.000 sinh viên quốc tế vào năm 2020.
ĐH Tokyo (Nhật Bản) nằm trong số những trường tốt nhất châu Á
Cũng như Tây Ban Nha, khách du lịch giáo dục đến Nhật Bản có thể chọn từ nhiều chương trình và hoạt động giáo dục, bao gồm các khóa học ngôn ngữ, chương trình hòa nhập văn hóa, chương trình du học và thực tập. Đất nước này cũng là nơi có một số tour du lịch giáo dục và các tổ chức giúp du khách lập kế hoạch và tổ chức các trải nghiệm du lịch giáo dục của họ.
7. Đức
Số lượng sinh viên quốc tế năm 2020: 302.157
Số lượng sinh viên thay đổi theo năm: +7,1%
Đức là quê hương của một số trường đại học nổi tiếng thế giới như ĐH Munich, ĐH Kỹ thuật Berlin và ĐH Heidelberg. Các tổ chức này cung cấp một loạt các chương trình học thuật và cơ hội nghiên cứu cho sinh viên từ khắp nơi trên thế giới.
Các điểm đến phổ biến cho du học sinh bao gồm Berlin, Munich và Hamburg. Đây đều là những thành phố có sự kết hợp của các điểm tham quan lịch sử và văn hóa với các tiện nghi của cuộc sống hiện đại .
6. Nga
Số lượng sinh viên quốc tế năm 2020: 353.331
Số lượng sinh viên thay đổi theo năm: +5,6%
Một trong những quốc gia gây bất ngờ lớn nhất trong danh sách 15 quốc gia tiên tiến nhất về giáo dục là Nga.
Nga có bề dày giáo dục đại học với mạng lưới nhiều trường đại học, học viện và học viện. Một số cơ sở giáo dục của Nga đã có từ thế kỷ 18 như ĐH Tổng hợp Quốc gia Moscow mang tên Lomonosov (1755) hay ĐH Tổng hợp Quốc gia Saint Petersburg (1724).
Giáo dục đại học ở Nga được chia thành hai cấp độ: Chương trình cử nhân và thạc sĩ, thường có thời lượng lần lượt là 4 năm và 2 năm. Các chương trình tiến sĩ tại đây thường thường mất 3-4 năm để hoàn thành.
5. Pháp
Số lượng sinh viên quốc tế năm 2020: 358.000
Số lượng sinh viên thay đổi theo năm: 4,3%
Pháp là một điểm đến phổ biến cho du lịch giáo dục với hàng loạt các chương trình học thuật và trải nghiệm văn hóa.
Pháp là quê hương của một số trường đại học được xếp hạng hàng đầu, như ĐH Sorbonne, ĐH École Normale Supérieure hay ĐH Paris-Saclay. Các điểm đến phổ biến cho du học sinh bao gồm Paris, Lyon và Marseill.
4. Australia
Số lượng sinh viên quốc tế năm 2020: 463.643
Số lượng sinh viên thay đổi theo năm: +10,3%
Australia có một số trường đại học được xếp hạng cao nổi tiếng về chất lượng học thuật và khả năng nghiên cứu. Theo Bảng xếp hạng Đại học Thế giới QS năm 2021, 8 trường đại học của nước này lọt vào danh sách 100 trường đại học hàng đầu thế giới. Những trường đại học này bao gồm ĐH Quốc gia Australia , ĐH Melbourne và ĐH Sydney.
ĐH Melbourne là đại học hàng đầu Australia
Ngoài những tổ chức nói trên, Australia còn có một số trường đại học được đánh giá cao khác cung cấp nhiều chương trình học thuật và cơ hội nghiên cứu như ĐH Queensland, ĐH Western Australia hay ĐH New South Wales.
3. Canada
Số lượng sinh viên quốc tế năm 2020: 503.270
Số lượng sinh viên thay đổi theo năm: +15,6%
Canada có số lượng sinh viên quốc tế tăng vọt so với cùng kỳ năm ngoái trong số 15 quốc gia tiên tiến nhất về giáo dục. Quốc gia này có một hệ thống giáo dục đại học vững mạnh nổi tiếng về chất lượng và sự đổi mới. Nhiều sinh viên quốc tế chọn du học Canada do có nhiều trường đại học và viện nghiên cứu lớn cũng như nước này có nền văn hóa đa dạng và thân thiện.
Một số trường đại học được đánh giá cao nhất tại Canada là ĐH Toronto, ĐH British Columbia, ĐH Montreal và ĐH Waterloo.
2. Anh
Số lượng sinh viên quốc tế năm 2020: 551.495
Số lượng sinh viên thay đổi theo năm: +5,2%
Theo Bảng xếp hạng Đại học Thế giới QS năm 2021, Anh 9 trường đại học lọt top 50 trường đại học hàng đầu thế giới.
Việc tuyển sinh vào các cơ sở giáo dục đại học ở Anh có tính cạnh tranh cao. Các ứng viên thường phải vượt qua kỳ thi tuyển sinh đầu vào và đáp ứng các yêu cầu nhất định về học thuật và ngôn ngữ. Các cơ sở giáo dục đại học ở Anh cung cấp một loạt các chương trình học thuật, bao gồm kỹ thuật, y học, luật và nhân văn.
1. Mỹ
Số lượng sinh viên quốc tế năm 2020: 1,075 triệu
Số lượng sinh viên thay đổi theo năm: -1,8%
Đứng đầu danh sách các quốc gia tiên tiến nhất về giáo dục là Mỹ với số du học sinh nhiều gần gấp đôi so với nước đứng thứ hai, Anh. Quốc gia này có truyền thống giáo dục đại học lâu đời.
Chính phủ Mỹ hỗ trợ tài chính cho sinh viên thông qua các khoản trợ cấp, khoản vay và các chương trình vừa học vừa làm. Nhiều tổ chức giáo dục đại học cũng cung cấp các chương trình hỗ trợ tài chính của riêng họ. Nhìn chung, giáo dục đại học ở Mỹ được đánh giá cao và cho sinh viên cơ hội theo đuổi các nghiên cứu học thuật nâng cao trong nhiều lĩnh vực và hợp tác với một số nhân tài hàng đầu trong lĩnh vực họ chọn.
Theo Zing