Có 148 trong tổng số 474 số phiếu thu về của các đại biểu Quốc hội đồng ý hoàn toàn với tờ trình của Chính phủ về dự án đường sắt cao tốc Hà Nội - TP Hồ Chí Minh.
Tàu cao tốc của Nhật, công nghệ mà Việt Nam đang nhắm tới |
Cụ thể, tính đến 15 giờ ngày 15-6-2010, số phiếu phát ra cho ĐBQH đểxin ý kiến là 488 phiếu, số phiếu thu về là 474. Trong 474 phiếu thuvề, có 271 phiếu đồng ý ra nghị quyết về chủ trương đầu tư xây dựng dựán này (chiếm 57,17%), 192 ý kiến không đồng ý, 3 ý kiến khác và 8phiếu không bày tỏ ý kiến gì.
Với trường hợp Quốc hội ra nghị quyết thì có 148 đại biểu (ĐB) đồngý theo tờ trình của Chính phủ, còn 201 ĐB chọn phương án khác, 13 vị ĐBkhông đồng tình hoàn toàn với cả hai phương án nói trên.
Kèm theo kết quả kiểm phiếu này, Ủy ban TVQH trình dự thảo nội dungnghị quyết, trong đó thể hiện rõ quan điểm: Đề nghị Chính phủ rà soátquy hoạch hạ tầng giao thông tổng thể trong cả nước bao gồm đường bộ,đường thủy, đường sắt, đường không phù hợp yêu cầu trước mắt cũng nhưlâu dài, trong đó có quy hoạch hệ thống giao thông Bắc - Nam.
Lập quy hoạch chi tiết, tiếp tục nghiên cứu sâu hơn, toàn diện hơnđiều kiện đảm bảo tính khả thi của tuyến đường sắt cao tốc Hà Nội -TP Hồ Chí Minh, trên cơ sở đó nghiên cứu lập dự án đầu tư 1 trong 2 tuyến: HàNội - Vinh, TP Hồ Chí Minh - Nha Trang. Quốc hội (QH) sẽ quyết định chủ trươngđầu tư một đoạn tuyến được chọn và thực hiện đầu tư vào thời điểm thíchhợp trước năm 2020 bằng nhiều nguồn vốn. Từ kết quả đầu tư tuyến đượcchọn sẽ khai thác và có đánh giá hiệu quả đầu tư, khai thác đoạn tuyếntrên mới báo cáo QH xem xét triển khai xây dựng các tuyến tiếp theo.
(Theo Thanh niên)