Năm mươi nhân viên CIA Sài Gòn gần như kiệt sức sau hơn một tuần làm việc 14 giờ mỗi ngày. Đêm 28-4, họ ngủ mê mệt, không ai nghĩ đó lại là đêm cuối cùng của cơ quan tình báo này tại Sài Gòn.
|
Từ ngày 26 đến 29-4-1975, số máy bay chở người di tảntừ Sài Gòn ra tàu hải quân Mỹ tăng đột ngột gây nên cảnh hỗn loạn. LínhMỹ phải đẩy xuống biển nhiều chiếc máy bay để có chỗ cho những chiếckhác hạ cánh |
Martin cố hy vọngĐối với Nhà Trắng, cuộc chiến Việt Nam thực chất kết thúc từ ngày 23-4-1975 (ngày 24-4 giờ Sài Gòn), khi Tổng thống Ford trước hàng ngàn sinh viên Đại học Tulane (New Orleans) chậm rãi dằn từng tiếng: “Đối với Mỹ, chiến tranh Việt Nam kết thúc rồi”.
Trong lúc chờ Liên Xô hồi đáp đề nghị của Mỹ từ ngày 20-4 về việc “nhắn Hà Nội ngừng khoảng hai tuần cho người Mỹ di tản”, ngày 25-4, Kissinger gửi mật điện cho Đại sứ Martin “Liên Xô cho biết Hà Nội sẽ không làm trở ngại cuộc di tản”.
Lúc đó, Đại sứ Martin là người duy nhất ở Sài Gòn nhận được thông tin này, nên ông tiếp tục sinh hoạt hết sức bình tĩnh để không đổ thêm dầu vào lửa.
Ông Martin nhất định không đóng gói đồ đạc, sách vở, hồ sơ, hình ảnh... dù Polgar, Trưởng văn phòng CIA tại Sài Gòn đóng gói xong đồ đạc và dành mọi thời gian còn lại để tiếp xúc với Trưởng đoàn Hungary ở Trại Davis với hy vọng có tín hiệu đàm phán nào đó cho tướng Minh và nội các mới, ngõ hầu ngăn hoặc làm chậm lại cuộc tấn công quân sự của Bắc Việt vào Sài Gòn.
Chủ nhật 27-4-1975, tướng Dương Văn Minh được lưỡng viện Việt Nam cộng hòa bầu làm tổng thống, song vấn đề xúc tiến “đàm phán ngừng bắn với Bắc Việt” vẫn còn nguyên, lại thêm việc tướng Kỳ kiên quyết chống đối ông Minh.
Nhưng Kissinger lo sợ rằng một “nỗ lực song song có thể làm trật đường ray” viễn cảnh sáng sủa mà ông mong đợi từ Liên Xô, nên ông ta quở mắng Polgar, đồng thời chuyển thông điệp lạc quan đến Đại sứ Martin rằng: “Tôi nghĩ Dương Văn Minh là một điều kiện tốt để đàm phán lập một chính phủ ba bên và tôi đang chờ tin tốt từ Liên Xô”.
Viễn cảnh thành công của cuộc di tản bị mờ đi bởi một tin xấu: Bắc Việt đã cắt đứt đường bộ từ Sài Gòn xuống Vũng Tàu và Thái Lan từ chối cho Mỹ sử dụng căn cứ Năm Phon là nơi tập kết người di tản.
Nửa đêm 27-4, trong tiếng pháo kích, Martin vẫn ngoan cố gửi điện cho Kissinger khẳng định “sẽ không có cuộc tổng tấn công trực tiếp của Bắc Việt vào Sài Gòn”.
Polgar buộc phải cử chuyên viên phân tích của CIA Sài Gòn là Frank Snepp cùng hai người nữa đi khảo sát thực địa về vành đai tử thủ Sài Gòn của quân lực Việt Nam cộng hòa để thuyết phục Martin. Kết quả cho thấy, tình hình rất nguy ngập vì quân đội Bắc Việt đã áp sát Sài Gòn và giao tranh đang rất ác liệt ở Biên Hòa.
Trong lúc đó, Đại sứ Martin và Đô đốc Gayler (Tư lệnh quân Mỹ ở Thái Bình Dương) vẫn chưa thống nhất được các bước cụ thể của kế hoạch di tản mà tòa đại sứ xây dựng. Quân đội Mỹ sẵn sàng cho bước cuối cùng để di tản, nhưng ông Martin sợ điều đó tạo hoảng loạn cho Sài Gòn, nên ông không cho chặt một cây me cổ thụ trong sân tòa đại sứ để làm bãi đáp cho trực thăng.
Một tin tốt đến với Sài Gòn, Mỹ được người Thái cho sử dụng căn cứ Năm Phon (rất gần đảo Phú Quốc) để thực hiện cuộc di tản. Đô đốc Gayler chỉ còn lo việc Tân Sơn Nhất liệu sử dụng được mấy ngày nữa, vì đường băng tại đây vừa bị đánh bom và theo tin tình báo nó đang nằm trong tầm pháo của Bắc Việt.
Những chuyến di tản khẩn trương bằng máy bay C-130 từ Tân Sơn Nhất vẫn tiếp tục trong ngày 28-4, trong đó có chuyến bay chở cựu Thủ tướng Nguyễn Bá Cẩn, tướng Nguyễn Khắc Bình Tư lệnh Cảnh sát cùng các quan chức cảnh sát và gia đình họ.
Polgar điện về tổng hành dinh CIA rằng, vẫn chưa thấy ý định cụ thể của ông Minh, song ông ta ghi chú rằng “có thể có sự đối thoại theo một điều khoản của Hiệp định Paris” và phỏng đoán việc này nếu có thì sẽ diễn ra tại thủ đô Paris. Polgar gần như kiệt sức.
Ngày cuối cùngNăm mươi nhân viên CIA Sài Gòn gần như kiệt sức sau hơn một tuần làm việc 14 giờ mỗi ngày. Đêm 28-4, họ ngủ mê mệt, không ai nghĩ đó lại là đêm cuối cùng của cơ quan tình báo này tại Sài Gòn.
Cuộc tháo chạy trên nóc tòa nhà văn phòng CIA tại Sài Gòn
Bốn giờ sáng 29-4, Polgar và mọi người bị đánh thức bởi tiếng đạn pháo dữ dội. Lính thủy quân lục chiến Mỹ gác trên nóc tòa Đại sứ Mỹ điện thoại sang thông báo Bắc Việt pháo kích sân bay Tân Sơn Nhất làm hư hại đường băng và phá hủy vài chiếc trực thăng của Mỹ.
Polgar cho nhân viên chuẩn bị gấp các phong bì in chữ “khẩn cấp”, mỗi phong bì có 1.500 dollar cộng thêm một ít tiền Hongkong và Thái Lan, đem phát cho tất cả nhân viên, rồi vội vàng sang tòa đại sứ Mỹ.
Đại sứ Martin đang bị viêm phổi nằm ở nhà riêng (rất gần tòa đại sứ) bị Polgar điện thoại tới đánh thức. Nhưng ông Martin ốm đến mức trước khi được tiêm thuốc vào sáu giờ sáng thì không nhấc nổi máy điện thoại.
Polgar phải trực tiếp liên lạc với Nhà Trắng và Đô đốc Gayler (Tư lệnh quân đội Mỹ ở Thái Bình Dương) thông báo về việc ông ta đã kịp sắp đặt cho người Mỹ thuộc văn phòng tùy viên quân sự di tản bằng máy bay C-130 từ Tân Sơn Nhất.
Nhưng lúc này lại nổ ra tranh cãi giữa tướng Smith (chỉ huy cơ quan tùy viên quân sự Mỹ DAO) đang có mặt ở Tân Sơn Nhất với ông Martin. Ông Martin không tin lời Smith rằng đường băng ở Tân Sơn Nhất bị hư hại đến mức phải ngừng các chuyến bay nên ông lên xe riêng vào thẳng sân bay để kiểm tra thực tế.
Một máy bay C-130 bị phá hủy, hai lính thủy quân lục chiến Mỹ tử thương, vài chiếc trực thăng bị cháy. Các chuyến bay di tản phải ngừng. Thấy máy bay bị hư hại nhưng vẫn còn dùng được, ông Martin lại điện về xin Tổng thống Ford cho tiếp tục các chuyến bay cỡ lớn.
Martin yêu cầu Polgar tập hợp đủ 50 nhân viên CIA còn lại ở Sài Gòn, cùng 140 nhân viên sứ quán và lính thủy đánh bộ Mỹ bảo vệ về tòa đại sứ, chờ lệnh.
Tại Tân Sơn Nhất, dân chúng ào ra tận đường băng và máy bay không đáp xuống được. Tình hình không thể kiểm soát nổi! Trong lúc đó, các bồn xăng trúng đạn pháo nổ và bốc cháy rừng rực ở góc văn phòng Hãng hàng không Air America.
Tướng Smith điện thoại tới Honolulu cầu cứu Đô đốc Gayler. Ông Gayler gọi Đại sứ Martin thông báo không thể tiếp tục di tản bằng C-130 được nữa.
Miễn cưỡng, ông Martin đồng ý “Lựa chọn 4” trong kế hoạch di tản, với mật danh “Hành quân gió nhanh” (Operation frequent wind), là chỉ dùng trực thăng bốc đi từ tòa đại sứ Mỹ. Martin gọi Kissinger yêu cầu ông đề nghị Tổng thống Ford chấp thuận.
Lúc 10 giờ 51 sáng 29-4 (22 giờ 51 đêm 28-4, giờ Washington), Tổng thống Ford hạ lệnh bắt đầu cuộc “Hành quân gió nhanh”. Đài phát thanh quân đội Mỹ ở đường Hồng Thập Tự cho phát đi phát lại bài hát “Cherry Pink and Apple Blossom White”- mật hiệu cho người Mỹ và một số người Việt liên hệ biết là giờ phút di tản cuối cùng đã tới.
Khi được lệnh di tản, mã sẽ được đọc trên đài phát thanh quân đội Mỹ bằng tiếng Anh. Mật mã là “nhiệt độ Sài Gòn là 105 độ và đang tăng lên” tiếp theo là ca khúc “I’m dreamming of a white Christmas”.
Trước toà đại sứ Mỹ, tình trạng lộn xộn, xô xát để trèo tường diễn ra. Bên trong, các nhân viên cuống cuồng, vừa lo giữ trật tự an ninh, vừa đốt hủy tài liệu mật, nhưng một số được đựng trong túi nilon vẫn rơi vãi.
Chiếc trực thăng đầu tiên đáp xuống toà đại sứ Mỹ đúng hai giờ chiều 29-4. Có hai chỗ đáp, trực thăng lớn CH-53 đáp xuống sân bãi đỗ ô tô, loại nhỏ CH-46 đáp trên nóc toà đại sứ.
Trực thăng 50 chỗ nhưng cuối cùng phải cất cánh với 70 người. Tại Washington, Kissinger và Bộ trưởng Quốc phòng Schlesinger ước tính là còn 760 người đang ở trong khuôn viên toà đại sứ và quyết định gửi thêm 19 trực thăng và chỉ thế thôi.
Ông Martin sẽ phải đi chuyến thứ 19-chuyến cuối cùng dự kiến kết thúc vào khoảng 4 sáng 30-4-1975. Đúng 4 giờ 45 phút sáng 30-4, viên phi công lái chiếc trực thăng CH-46 mang số hiệu Lady Ace 09 đáp xuống nóc toà đại sứ. Anh ta gỡ mảnh giấy đưa cho ông Martin: đó là lệnh của Tổng thống buộc ông phải ra đi trên chuyến bay cuối cùng này.
Nếu không, như tiết lộ của Đô đốc Gayler “Tôi có quyền áp giải trong trường hợp ông Đại sứ không tuân lệnh Tổng thống”. Đại sứ Martin bơ phờ ôm lá cờ Mỹ bước lên chiếc Lay Ace 09 vào lúc 4 giờ 58 phút.
Viên phi công phát tín hiệu “Tiger, Tiger, Tiger”, mật hiệu là đã đưa được ông Đại sứ lên trực thăng rồi. Hai giờ sau Martin gặp lại Polgar trên tàu sân bay Blue Ridge của Hạm đội 7.
Vài giờ sau, toán lính thủy quân lục chiến gác toà đại sứ lần vào cao ốc, khoá chặt cửa sau lại, để số người muốn tị nạn không vào được nữa. Chiếc trực thăng cuối cùng, yểm trợ bằng sáu chiếc Cobra gắn đại liên, chở toán này cất cánh.
11 giờ 30 ngày 30-4-1975, Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện trên đài phát thanh.
TÔ NAM