Cùng tìm hiểu xem cơ thể sẽ có những dấu hiệu gì trước khi bị nhồi máu cơ tim nhé!
1. Đau bụng
Trước khi bị nhồi máu cơ tim, người bệnh sẽ bị đau bụng khi vận động. Uống thuốc giảm đau cũng không thể thuyên giảm. Đau bụng có thể là do nhồi máu cơ tim vùng thành dưới.
Ngoài ra, các rối loạn chức năng tiêu hóa như đau bụng, buồn nôn cần phải điều trị kịp thời xem có phải do thiếu máu cục bộ cơ tim không.
2. Vai trái đau và yếu
Nếu vai trái đau và yếu mà không phải do viêm khớp thì bạn cần nghĩ đến nhồi máu cơ tim. Tốt nhất hãy đến ngay chuyên khoa tim mạch để khám và điều trị.
3. Người lớn tuổi bỗng nhiên thích ngủ nướng
Khi người cao tuổi có các biểu hiện như mệt mỏi, lừ đừ thì cần nghĩ đến khả năng nhồi máu cơ tim hoặc thiếu máu cơ tim. Cần kịp thời đến bệnh viện chuyên nghiệp để khám.
4. Xương bả vai đau đột ngột
Khi người bệnh bị đau vùng xương đòn khi hoạt động hoặc khi thấy hưng phấn và tình trạng này giảm bớt sau một thời gian ngắn nghỉ ngơi thì cần đến bệnh viện để xem xét có phải do nhồi máu cơ tim hay không.
5. Mất thính lực không rõ nguyên nhân
Đây là một trong những dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim. Khi bệnh nhân nghe kém, thậm chí ù cả hai tai thì cần xem xét các triệu chứng do nhồi máu cơ tim.
Làm thế nào để phòng ngừa bệnh nhồi máu cơ tim hàng ngày?
1. Đứng dậy từ từ khi ngủ dậy
Thời điểm có tần suất cao xuất hiện nhồi máu cơ tim là vào sáng sớm. Buổi sáng khi ngủ dậy bạn nên dậy từ từ không quá nhanh, có thể nằm nghỉ ngơi một lúc.
Ngoài ra, bạn cần ăn sáng sau khi đánh răng rửa mặt, nếu cần tập thể dục buổi sáng thì nên tập từ từ, không nên tập quá nhanh.
2. Tránh lực quá mạnh
Nhiều bệnh nhân nhồi máu cơ tim đột ngột là do dùng sức quá mạnh như nâng vật nặng.
3. Uống đủ nước
Khi cơ thể thiếu nước, máu đặc sẽ tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, vì vậy bạn nên uống 1,5 lít nước mỗi ngày. Uống nước từ từ và tránh uống thành ngụm lớn.
4. Tập thể dục thường xuyên
Thể chất có thể được cải thiện thông qua tập thể dục. Tập luyện thường xuyên giúp ngăn ngừa nhồi máu cơ tim.
Theo Giáo dục và Thời đại