Dưới đây là gợi ý giải đề thi lớp 10 THPT môn ngữ văn ở Hải Dương của một cô giáo dạy ngữ văn THCS có kinh nghiệm, chuyên môn tốt ở huyện Tứ Kỳ. Bạn đọc có thể tham khảo.
1. PHẦN ĐỌC - HIỂU
Câu 1 (1,0 đ)
- Đoạn văn là lời của nhân vật anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 m
- Anh tâm sự chân thành với ông họa sĩ và cô kĩ sư về công việc của mình đặc biệt là những lần báo số liệu về ốp lúc 1 giờ sáng.
Câu 2: (1,0 đ):
- Chỉ ra 1 biện pháp tu từ: So sánh “Nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung…” (học sinh có thể trả lời biện pháp: nhân hóa, nói quá cũng được)
- Tác dụng:
+ Làm cho thiên nhiên trở nên sinh động
+ Nhấn mạnh sự gian khổ, vất vả trong công việc làm khí tượng của anh thanh niên. Nhiều mùa, nhiều đêm anh phải đối mặt với thời tiết khắc nghiệt (gió, mưa, bão tuyết) và đặc biệt là sự lặng im.
=> Lòng yêu nghề, say mê với công việc, tinh thần trách nhiệm cao với công việc… của anh thanh niên.
Câu 3: (1,0đ): Viết đoạn văn
- Nghệ thuật: cốt truyện tâm lí, nhẹ nhàng, ngôn ngữ đối thoại, hình ảnh so sánh…
- Nội dung: Đoạn văn đã thể hiện rõ vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m.
+ Anh sống một mình, quanh năm chỉ làm bạn với mây mù, cây cỏ…
+ Công việc hàng ngày: đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự báo thời tiết, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu. Ghi chép báo số liệu về trung tâm 4 lần/ngày: 4 giờ, 11 giờ, 7 giờ tối, 1 giờ sáng… Đặc biệt là lúc 1 giờ sáng.
+ Nhiều mùa, nhiều đêm anh phải đối mặt với thời tiết khắc nghiệt (gió, mưa, bão tuyết) và sự lặng im. Cái gian khổ nhất mà anh phải đối mặt: “Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy không đủ sáng…. xô tới”.
-> Công việc vất vả, đơn điệu nhưng chưa bao giờ anh chểnh mảng. Bởi anh có lòng yêu nghề, say mê với công việc, luôn có tinh thần trách nhiệm cao, tự giác, tận tụy với công việc.
=> Đáng khâm phục, học tập
PHẦN TẬP LÀM VĂN
Câu 1: Viết đoạn văn nghị luận xã hội: “Lời khen là một món quà tặng”
* Dẫn vấn đề nghị luận…
* Giải thích: Lời khen là những lời nói tốt đẹp nhằm mục đích động viên, khích lệ con người khi người đó làm được việc tốt hoặc tạo được thành quả cho bản thân, gia đình, xã hội… để khiến cho con người có động lực làm nhiều việc có ý nghĩa hơn nữa.
* Phân tích, bàn luận: Câu nói hoàn toàn đúng vì:
- Lời khen đóng vai trò là động lực, niềm tin thúc đẩy sự cố gắng của con người. Bởi cuộc sống có nhiều khó khăn, thử thách, bộn bề, khi chúng ta vượt qua được những khó khăn đó.
- Những lời khen, động viên, tuyên dương không chỉ giúp thông điệp tốt đẹp đó được lan tỏa mạnh mẽ hơn mà bản thân ta cũng nhận thức được điều mình làm là hoàn toàn đúng đắn.
Từ đó giúp ta hình thành nên nhiều phẩm chất tốt đẹp: yêu thương con người, vị tha,… và hoàn thiện bản thân, gia đình hạnh phúc, xã hội phát triển.
- Nếu cuộc sống không có lời khen, những thông điệp tốt đẹp sẽ không được lan tỏa mạnh mẽ, con người sẽ trở nên khô cằn, âm thầm và lặng lẽ….
- Dẫn chứng: Chứng minh ý nghĩa của lời khen với những lực lượng tuyến đầu trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid - 19:
+ Họ là những y bác sĩ, chiến sĩ công an, quân đội
+ Họ đã hi sinh bản thân, sẵn sàng xông pha nơi tâm dịch để cứu người. Nhiều đêm không ngủ, nhiều bữa ăn không trọn vẹn, đã bao lâu không được trở về nhà…
-> Họ xứng đáng nhận được những lời khen, động viên, tuyên dương. Hành động của họ thật sự đã lan tỏa và khiến cho bao người dân chúng ta cảm kích và tự hào…
- Học sinh có thể lấy thêm dẫn chứng: Lời khen của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khi đội tuyển Việt Nam chiến thắng đội tuyển Indonesia…
* Mở rộng: Tuy nhiên, vẫn còn có nhiều người sử dụng lời khen với mục đích xấu như xu nịnh, tâng bốc người khác nhằm mục đích tư lợi cá nhân, lấy lòng,… lại có những người sống phụ thuộc vào lời khen, nếu không được khen sẽ không làm việc đến nơi đến chốn,… những người này đều đáng bị xã hội thẳng thắn lên án, chỉ trích.
* Bài học, liên hệ: Lời khen có vai trò quan trọng trong cuộc sống. Lời khen phải được xuất phát từ sự chân thành, không được giả tạo…
Câu 2: Viết bài văn nghị luận văn học:
* Kiểu bài: Phân tích đoạn thơ
1. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả Thanh Hải, tác phẩm “Mùa xuân nho nhỏ”
- Giới thiệu đoạn thơ phân tích: Đoạn thơ là cảm xúc say sưa, ngây ngất, tự hào của tác giả Thanh Hải về mùa xuân thiên nhiên, đất nước .
2. Thân bài:
* Khái quát: Hoàn cảnh sáng tác, mạch cảm xúc bài thơ, khái quát nghệ thuật, nội dung đoạn thơ…
* Phân tích:
a. Luận điểm 1: Cảm xúc say sưa, ngây ngất của nhà thơ trước mùa xuân thiên nhiên, đất trời:
* Hai câu thơ đầu: hình ảnh đẹp, đặc trưng
- màu sắc hài hòa, đảo ngữ…
-> vẻ thơ mộng, tươi sáng, đầy sức sống của bức tranh xứ Huế.
* Bốn câu tiếp:
- Âm thanh quen thuộc
- Hình ảnh “giọt long lanh” giàu liên tưởng…
-> Bức tranh xứ Huế còn hiện lên với những âm thanh vui tươi, rộn ràng…
=> Cảm xúc của nhà thơ:
- Ơi: Từ cảm thán
- hót chi: giọng hỏi thân thương
- Tôi đưa tay...hứng: động tác trân trọng, nâng niu
=> Cảm xúc say sưa, ngây ngất trước mùa xuân tươi sáng, thơ mộng, tinh khôi, đầy sức sống…
- Yêu thiên nhiên, yêu đời tha thiết của nhà thơ…
(liên hệ thêm với hoàn cảnh ra đời của bài thơ)
b. Luận điểm 2: Cảm xúc tự hào của nhà thơ trước vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân đất nước ( khổ 2)
* Bốn câu đầu:
- Hình ảnh đẹp: người cầm súng, người ra đồng..-> Hình ảnh của những con người trong công cuộc bảo vệ và dựng xây đất nước.
- Điệp ngữ: mùa xuân, lộc..
-> Con người ( người lính, người lao động) làm nên mùa xuân đất nước bằng nhiệt tình, hi sinh, cống hiến.
* Hai câu sau:
- Điệp cấu trúc
- So sánh
- Từ láy: hối hả ( không khí lao động khẩn trương), xôn xao ( âm thanh vui tươi của cuộc sống mới)
-> Cả dân tộc bước vào mùa xuân mới với khí thế khẩn trương, náo nhiệt của những con người lao động chiến đấu hăng say, nhiệt huyết.
=> Bằng nghệ thuật điệp cấu trúc, điệp từ kết hợp với từ láy, giọng thơ giàu chất nhạc hình ảnh sáng tạo, Thanh Hải đã khắc họa hình ảnh mùa xuân tràn ngập sức sống thanh xuân với những con người lao động chiến đấu hăng say nhiệt, huyết dâng hiến cho Tổ quốc
-> niềm tự hào, tin yêu, cảm phục của nhà thơ với những con người đã đem lại mùa xuân tươi đẹp muôn thuở cho đất nước.
=>Đoạn thơ là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời của nhà thơ Thanh Hải để rồi trong những khổ thơ sau, tác giả đã thể hiện ước nguyện chân thành được cống hiến một mùa xuân nho nhỏ cho đất nước.
c. Đánh giá chung: Nghệ thuật, nội dung của đoạn thơ…
3. Kết bài: Khẳng định vấn đề -> Cảm xúc, suy nghĩ…