Thảo luận dự án Bộ luật Dân sự (sửa đổi)
Tin tức - Ngày đăng : 15:57, 25/11/2014
Chưa thống nhất được hình thức sở hữu
Thảo luận về hình thức sở hữu quy định trong dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) với 2 phương án: phương án 1 xác định 3 hình thức sở hữu là sở hữu toàn dân, sở hữu riêng và sở hữu chung; phương án 2 xác định 2 hình thức sở hữu là sở hữu riêng và sở hữu chung; đồng thời ghi nhận hình thức sở hữu đối với tài sản công thuộc sở hữu toàn dân là sở hữu chung hợp nhất do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.
Đại biểu Triệu Thị Thu Phương (Bắc Kạn) góp ý vào dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi)
Cho rằng, việc xác định hình thức sở hữu phải căn cứ vào sự khác biệt trong cách thức thực hiện các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt của chủ sở hữu đối với tài sản chứ không phải căn cứ vào yếu tố ai là chủ thể của quyền sở hữu như quy định hiện hành, một số ý kiến đề nghị chỉ có hai hình thức sở hữu là sở hữu chung và sở hữu riêng. Đại biểu Trần Du Lịch (TP Hồ Chí Minh) cho rằng, chúng ta có sở hữu toàn dân như hình thức sở hữu chung mà Hiến pháp đã ghi. Sở hữu chung chính là sở hữu quốc gia, đại diện là Nhà nước. Đối với chủ thể sở hữu, đại biểu Lịch cũng đề nghị nên sử dụng hai chủ thể rõ ràng là pháp nhân, thể nhân.
Về các loại pháp nhân, dự thảo bộ luật quy định 2 loại pháp nhân cơ bản, đó là: pháp nhân thương mại là pháp nhân hoạt động vì mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận; pháp nhân phi thương mại là pháp nhân hoạt động không vì mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và không phân chia lợi nhuận cho các thành viên.
Đại biểu Trần Du Lịch đề nghị cần làm rõ pháp nhân công và pháp nhân tư. Đối với pháp nhân công cần làm rõ hai loại: pháp nhân công quyền và pháp nhân phi công quyền. Trong đó, pháp nhân công quyền là các cơ quan chính quyền, tòa án... còn pháp nhân phi công quyền là những tổ chức xã hội như bệnh viện, trường học...
Cũng trong buổi sáng, Quốc hội (QH) biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự.
Thu hẹp đối tượng được ở nhà công vụ
Buổi chiều, QH biểu quyết thông qua Luật Nhà ở (sửa đổi).
Trình bày báo cáo của Ủy ban Thường vụ QH giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật, Chủ nhiệm
Ngày 26-11, QH làm việc tại hội trường. Buổi sáng, QH biểu quyết thông qua các Luật Đầu tư (sửa đổi), Luật Doanh nghiệp (sửa đổi); thảo luận dự án Luật Kiểm toán nhà nước (sửa đổi). Buổi chiều, QH biểu quyết thông qua Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật Thuế. QH thảo luận dự án Luật An toàn vệ sinh lao động. |
Cũng trong buổi chiều, QH thông qua Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) và thảo luận dự án Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi).
TTXVN - TT
Đại biểu Phạm Hồng Hương (Hải Dương): Tình hình thế giới, khu vực trong thời gian gần đây diễn biến phức tạp, khó lường, đặc biệt là những điều chỉnh về mặt chiến lược, về lập trường cứng rắn cũng như sự quyết đoán của các nước lớn về vấn đề chủ quyền lãnh thổ và lợi ích quốc gia, dân tộc. Họ bất chấp cả công ước và luật pháp quốc tế xâm hại đến chủ quyền lãnh thổ, lợi ích của các quốc gia, dân tộc khác và ảnh hưởng đến lợi ích của rất nhiều bên có liên quan, đang đẩy thế giới đến gần hơn với những nguy cơ xung đột và chạy đua vũ trang mới. Chúng ta không có tham vọng nhòm ngó chủ quyền lãnh thổ của bất cứ quốc gia, dân tộc nào mà chúng ta chỉ với một quyết tâm là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc ta. Do đó, chính sách quốc phòng hoà bình, tự vệ của chúng ta là rất rõ ràng. Song, đứng trước những nguy cơ, thách thức đang trực tiếp đe doạ đến chủ quyền lãnh thổ và lợi ích quốc gia thì chúng ta cũng không thể không tăng cường tiềm lực quốc phòng, cũng không thể không nghĩ đến việc điều chỉnh cơ cấu tổ chức và nâng cao chất lượng xây dựng quân đội. Với một chủ trương là chúng ta xây dựng quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có lực lượng thường trực hợp lý, lực lượng dự bị động viên hùng hậu và tiếp tục thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự. Để đáp ứng được chủ trương và yêu cầu đó thì rất cần thiết phải nâng cao chất lượng đội ngũ quân nhân, trong đó bao gồm cả sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ để đáp ứng với yêu cầu của phương pháp tác chiến liên hợp trong chiến tranh hiện đại nếu xảy ra đối với đất nước ta. Giải pháp để nâng cao chất lượng của đội ngũ hạ sĩ quan, binh sĩ, ngoài việc phải tuyển chọn được những người có trình độ học vấn cao vào để phục vụ trong quân đội tại ngũ thì rất cần phải tăng thời gian phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ trong thực hiện nghĩa vụ quân sự. |