Thảo luận dự án Bộ luật Dân sự (sửa đổi)

25/11/2014 15:57

Sáng 25-11, các đại biểu Quốc hội làm việc tại hội trường, thảo luận dự án Bộ luật Dân sự (sửa đổi).

Chưa thống nhất được hình thức sở hữu

Thảo luận về hình thức sở hữu quy định trong dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) với 2 phương án: phương án 1 xác định 3 hình thức sở hữu là sở hữu toàn dân, sở hữu riêng và sở hữu chung; phương án 2 xác định 2 hình thức sở hữu là sở hữu riêng và sở hữu chung; đồng thời ghi nhận hình thức sở hữu đối với tài sản công thuộc sở hữu toàn dân là sở hữu chung hợp nhất do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.



Đại biểu Triệu Thị Thu Phương (Bắc Kạn) góp ý vào dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi)

Một số ý kiến tán thành với phương án 1 vì cho rằng, nếu chỉ quy định 2 hình thức sở hữu là sở hữu chung và sở hữu riêng là không hợp lý, không thể hiện đầy đủ tính chất "nhiều hình thức sở hữu" của nền kinh tế nhiều thành phần và không bao quát hết các quy định cụ thể về sở hữu trong Hiến pháp. Vì vậy, các văn bản pháp luật, nhất là Bộ luật Dân sự cần phải ghi nhận về sở hữu toàn dân. Theo đại biểu Nguyễn Thành Bộ (Thanh Hóa), phương án 1 thể hiện được đầy đủ, toàn diện các hình thức sở hữu hiện đang tồn tại, trong đó có sở hữu pháp nhân nằm trong nội hàm sở hữu chung.
Cho rằng, việc xác định hình thức sở hữu phải căn cứ vào sự khác biệt trong cách thức thực hiện các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt của chủ sở hữu đối với tài sản chứ không phải căn cứ vào yếu tố ai là chủ thể của quyền sở hữu như quy định hiện hành, một số ý kiến đề nghị chỉ có hai hình thức sở hữu là sở hữu chung và sở hữu riêng. Đại biểu Trần Du Lịch (TP Hồ Chí Minh) cho rằng, chúng ta có sở hữu toàn dân như hình thức sở hữu chung mà Hiến pháp đã ghi. Sở hữu chung chính là sở hữu quốc gia, đại diện là Nhà nước. Đối với chủ thể sở hữu, đại biểu Lịch cũng đề nghị nên sử dụng hai chủ thể rõ ràng là pháp nhân, thể nhân.

Về các loại pháp nhân, dự thảo bộ luật quy định 2 loại pháp nhân cơ bản, đó là: pháp nhân thương mại là pháp nhân hoạt động vì mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận; pháp nhân phi thương mại là pháp nhân hoạt động không vì mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và không phân chia lợi nhuận cho các thành viên.

Đại biểu Trần Du Lịch đề nghị cần làm rõ pháp nhân công và pháp nhân tư. Đối với pháp nhân công cần làm rõ hai loại: pháp nhân công quyền và pháp nhân phi công quyền. Trong đó, pháp nhân công quyền là các cơ quan chính quyền, tòa án... còn pháp nhân phi công quyền là những tổ chức xã hội như bệnh viện, trường học...

Cũng trong buổi sáng, Quốc hội (QH) biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự.

Thu hẹp đối tượng được ở nhà công vụ

Buổi chiều, QH biểu quyết thông qua Luật Nhà ở (sửa đổi).

Trình bày báo cáo của Ủy ban Thường vụ QH giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật, Chủ nhiệm

Ngày 26-11, QH làm việc tại hội trường. Buổi sáng, QH biểu quyết thông qua các Luật Đầu tư (sửa đổi), Luật Doanh nghiệp (sửa đổi); thảo luận dự án Luật Kiểm toán nhà nước (sửa đổi). Buổi chiều, QH biểu quyết thông qua Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật Thuế. QH thảo luận dự án Luật An toàn vệ sinh lao động.

Ủy ban Pháp luật của QH Phan Trung Lý cho biết tiếp thu ý kiến của đa số đại biểu, dự thảo luật trình QH thông qua đã thu hẹp đối tượng được thuê nhà ở công vụ. Nếu là cán bộ, công chức ở trung ương thì giữ chức vụ từ cấp tổng cục trưởng và tương đương trở lên, nếu ở địa phương thì từ cấp chủ tịch huyện, giám đốc sở và tương đương trở lên mới được xét thuê nhà công vụ. Điều kiện, những công chức trên vẫn phải đáp ứng quy định chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình tại nơi đến công tác và một số điều kiện khác. Đối với cán bộ, công chức khác nếu được điều động, luân chuyển đến công tác tại vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo thì mới được bố trí thuê nhà ở công vụ như đối tượng là giáo viên, bác sĩ... Người đang thuê, thuê mua nhà ở thuộc diện bị thu hồi phải bàn giao lại nhà ở cho đơn vị được giao quản lý. Trường hợp không bàn giao ở thì cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà thực hiện cưỡng chế thu hồi, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức cưỡng chế thu hồi trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi.

Cũng trong buổi chiều, QH thông qua Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) và thảo luận dự án Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi).

TTXVN - TT


Đại biểu Phạm Hồng Hương (Hải Dương):

Nên thống nhất thời hạn phục vụ tại ngũ là 24 tháng


Luật Nghĩa vụ quân sự có hiệu lực thi hành từ năm 1981 đến nay đã qua 2 lần sửa đổi theo hướng giảm dần về thời hạn thực hiện nghĩa vụ quân sự. Luật hiện hành có 2 mức cho 2 đối tượng: hạ sĩ quan, nhân viên chuyên môn kỹ thuật do quân đội đào tạo và hạ sĩ quan, binh sĩ ở trên tàu hải quân là 24 tháng và hạ sĩ quan, binh sĩ là 18 tháng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện bộc lộ nhiều bất cập. Do đó, tôi đồng tình với phương án thống nhất một thời hạn phục vụ tại ngũ 24 tháng cho tất cả các đối tượng thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Tình hình thế giới, khu vực trong thời gian gần đây diễn biến phức tạp, khó lường, đặc biệt là những điều chỉnh về mặt chiến lược, về lập trường cứng rắn cũng như sự quyết đoán của các nước lớn về vấn đề chủ quyền lãnh thổ và lợi ích quốc gia, dân tộc. Họ bất chấp cả công ước và luật pháp quốc tế xâm hại đến chủ quyền lãnh thổ, lợi ích của các quốc gia, dân tộc khác và ảnh hưởng đến lợi ích của rất nhiều bên có liên quan, đang đẩy thế giới đến gần hơn với những nguy cơ xung đột và chạy đua vũ trang mới.

Chúng ta không có tham vọng nhòm ngó chủ quyền lãnh thổ của  bất cứ quốc gia, dân tộc nào mà chúng ta chỉ với một quyết tâm là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc ta. Do đó, chính sách quốc phòng hoà bình, tự vệ của chúng ta là rất rõ ràng. Song, đứng trước những nguy cơ, thách thức đang trực tiếp đe doạ đến chủ quyền lãnh thổ và lợi ích quốc gia thì chúng ta cũng không thể không tăng cường tiềm lực quốc phòng, cũng không thể không nghĩ đến việc điều chỉnh cơ cấu tổ chức và nâng cao chất lượng xây dựng quân đội. Với một chủ trương là chúng ta xây dựng quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có lực lượng thường trực hợp lý, lực lượng dự bị động viên hùng hậu và tiếp tục thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự.

Để đáp ứng được chủ trương và yêu cầu đó thì rất cần thiết phải nâng cao chất lượng đội ngũ quân nhân, trong đó bao gồm cả sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ để đáp ứng với yêu cầu của phương pháp tác chiến liên hợp trong chiến tranh hiện đại nếu xảy ra đối với đất nước ta. Giải pháp để nâng cao chất lượng của đội ngũ hạ sĩ quan, binh sĩ, ngoài việc phải tuyển chọn được những người có trình độ học vấn cao vào để phục vụ trong quân đội tại ngũ thì rất cần phải tăng thời gian phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ trong thực hiện nghĩa vụ quân sự.

(0) Bình luận
Thảo luận dự án Bộ luật Dân sự (sửa đổi)