Rượu làm giảm chất lượng giấc ngủ
Sau khi uống vài ly rượu, cảm giác mệt mỏi có thể dẫn đến buồn ngủ khiến một số người có xu hướng chìm vào giấc ngủ. Giấc ngủ này thường hay trằn trọc và có cảm giác khá mệt mỏi khi thức dậy.
Tiến sĩ Sophie Bostock, chuyên gia về giấc ngủ và người sáng lập trang web TheSleepScientist giải thích rượu làm tăng cái gọi là áp lực giấc ngủ, một trong những hệ thống kiểm soát giấc ngủ chính và liên quan đến sự tích tụ của một chất hóa học gọi là adenosine, khiến bạn buồn ngủ.
Tuy nhiên, rượu cũng có thể trì hoãn giờ đi ngủ do ảnh hưởng của nó đến nhịp sinh học. Rượu làm giảm việc sản xuất melatonin và có thể làm chậm đồng hồ sinh học.
Rượu khiến chất lượng giấc ngủ bị ảnh hưởng xấu. Khi chuyển hóa rượu ở gan, rượu hoạt động như một chất kích thích, khiến bạn dễ thức giấc hơn, vì thế sẽ dành ít thời gian hơn cho giấc ngủ sâu.
Khi bị rối loạn giai đoạn ngủ này, bạn dễ bị đánh thức hơn và có thể hơi choáng váng. Vì vậy, ngay cả khi đã ngủ nhiều giờ đáng kể, bạn vẫn không có được giấc ngủ phục hồi.
Một thực tế càng khiến những người vốn đã mệt mỏi và thiếu ngủ càng kiệt sức sau khi uống rượu và chìm vào giấc ngủ.
Không phải ai cũng bị ảnh hưởng như nhau bởi rượu. Điều này phụ thuộc vào sự trao đổi chất, cân nặng hoặc yếu tố di truyền, mặc dù tiêu thụ rượu quá mức có thể làm trầm trọng thêm tác động gây gián đoạn giấc ngủ.
Bác sĩ Bostcok giải thích rằng, chúng ta chuyển hóa rượu với tốc độ khác nhau vào những thời điểm khác nhau, nhưng cơ thể hoạt động hiệu quả nhất trong "giờ vui vẻ", xung quanh 5 giờ chiều. Đây là lúc nhiệt độ cơ thể tăng lên một cách tự nhiên.
Điều quan trọng nhất là bảo đảm bạn không uống rượu vào mỗi tối trong tuần để có thể có được giấc ngủ phục hồi hoàn toàn và làm theo các khuyến cáo chính thức, tốt nhất không được uống rượu hằng ngày.
Cuối cùng, rõ ràng những người bị căng thẳng thường khó ngủ hơn sau khi uống rượu. Vì vậy, uống rượu cần có chừng mực và tránh uống lâu đến tận khuya.
Để có giấc ngủ ngon
- Đi ngủ và thức dậy vào khung giờ cố định giúp bạn ổn định đồng hồ sinh học cơ thể và cải thiện chất lượng giấc ngủ.
- Tích cực vận động vào ban ngày.
- Hạn chế caffein như trà, cà phê vào buổi tối, tránh uống rượu vài giờ trước khi đi ngủ.
- Ăn tối sớm, cách giờ đi ngủ ít nhất 2-3 giờ.
- Hạn chế tiếp xúc với ánh sáng xanh vào buổi tối.