Khu đất từng là Nhà máy Sứ Hải Dương đã hoàn tất giải phóng mặt bằng. Toàn bộ nhà máy nằm trong diện thu hồi để thực hiện Dự án Khu đô thị trung tâm phường Phạm Ngũ Lão Dãy ki ốt giáp phố Phạm Ngũ Lão là những hạng mục cuối cùng được tháo dỡ ngày 21/11. Sau khi bị thu hồi đất, doanh nghiệp đã đề xuất UBND tỉnh cho thực hiện dự án Nhà máy Sứ Hải Dương mới ở xã Thái Tân (Nam Sách) rộng hơn 3,1 ha Sau khi thu hồi đất, tại khu vực Nhà máy Sứ Hải Dương sẽ được triển khai Dự án Khu đô thị trung tâm phường Phạm Ngũ Lão có quy mô diện tích hơn 9,6 ha, dân số dự kiến khoảng 3.000 người Nhà máy Sứ Hải Dương được thành lập ngày 2/9/1960. Đây là 1 trong 14 nhà máy đầu tiên của nền công nghiệp non trẻ của Việt Nam lúc bấy giờ. Ở thời điểm đất nước còn khó khăn, các sản phẩm của sứ Hải Dương, chủ yếu là đồ gia dụng như bát cơm, bát canh, đĩa ăn, ấm chén... là vật dụng quý trong mỗi gia đình Những người công nhân cuối cùng làm việc tại các phân xưởng trước khi Nhà máy Sứ được tháo dỡ. Ảnh chụp ngày 7/9/2023. Chiều 26/7/1962, Nhà máy Sứ Hải Dương vinh dự được đón Bác Hồ về thăm. Tại Phân xưởng Vẽ hoa trên sứ, Người nói: "Sứ Việt Nam cần vẽ hoa Việt Nam", rồi Bác cầm bút viết 5 chữ "Phải cố gắng tiến bộ" trên một lọ hoa, bên dưới ký tên Cột ống khói Nhà máy Sứ Hải Dương được dự kiến xây dựng lại nhằm lưu giữ hình ảnh và phát huy các giá trị lịch sử phát triển của nhà máy gắn liền với sự phát triển ngành công nghiệp Hải Dương giai đoạn 1960-1975. Theo đề xuất của Sở Xây dựng, quy hoạch và xây dựng cột ống khói tại vị trí công viên cây xanh. Biểu tượng ống khói được xây dựng mới, ốp ngoài bằng gạch của cột ống khói cũ. Vị trí xây dựng nằm trong lô đất quy hoạch công viên cây xanh tập trung (diện tích 3.535 m2 ) Một tấm giấy chứng nhận Tổ vẽ hoa 3 trên men có từ 23 năm trước còn sót lại trên bức tường Xí nghiệp Màu trang trí, trước khi xí nghiệp này được tháo dỡ Hình ảnh chiếc cổng của Nhà máy Sứ Hải Dương đã trở thành một phần ký ức của người dân Hải Dương nay không còn nữa. Rồi đây, tại khu vực này sẽ mọc lên các kiến trúc hiện đại, hài hòa với tổng thể của đô thị Hải Dương đang phát triển từng ngày. Dù Nhà máy Sứ Hải Dương không còn, nhưng có địa danh gắn với Nhà máy Sứ sẽ còn mãi với thời gian, đó là ngã tư Máy Sứ. Nhiều năm sau nữa, những người trẻ hỏi về địa danh này và sẽ được trả lời rằng, vào thập kỷ 60 của thế kỷ XX, tại đây có 1 nhà máy sứ - là niềm tự hào của nền công nghiệp nhẹ Hải Dương thời đó!
TIẾN HUY