Vụ tấn công tên lửa của Iran vào Israel báo hiệu bùng nổ chiến tranh khu vực?
Khoảnh khắc tên lửa Iran lao xuống Tel Aviv vào tối 1/10 chính là tín hiệu rõ ràng nhất cho thấy cuộc xung đột khu vực được cảnh báo từ lâu cuối cùng đã nổ ra.
Theo trang The Guardian (Anh), vụ tấn công tên lửa tối 1/10 là cuộc không kích thứ hai của Iran vào Israel trong vòng chưa đầy 6 tháng qua. Trong cuộc tấn công được cảnh báo trước đó vài ngày hồi tháng 4, Iran đã triển khai thiết bị bay không người lái và tên lửa hành trình, và mục tiêu chính là một căn cứ quân sự ở sa mạc Negev thưa dân.
Trong cuộc tấn công hôm 1/10, sau 12 phút bay, tên lửa đạn đạo của Iran đã được triển khai đến trước, nhằm và các mục tiêu bao gồm các khu vực đô thị đông đúc. Theo truyền thông địa phương, giới chức Israel gọi các cuộc tấn công này chính là lời tuyên chiến của Iran.
Mặc dù không gây thương vong, nhưng thực tế, các thành phố bị nhắm mục tiêu được coi là yếu tố rất quan trọng đối với phản ứng của Israel.
Sau cuộc tấn công của Iran hồi tháng 4, Israel chủ yếu thực hiện hành động đáp trả mang tình phô diễn. Mục tiêu duy nhất bị tấn công bên trong Iran là một tiền đồn phòng không tại một căn cứ quân sự gần Isfahan.
Còn trong cuộc tấn công tên lửa tối ngày 1/10, khi nhiều người dân Israel rơi vào trạng thái bất an, Thủ tướng Benjamin Netanyahu được cho là sẽ phản ứng theo cách toàn diện hơn nhiều. Các đề xuất đáp trả đã được đưa ra, sẵn sàng để nội các chiến tranh lựa chọn, và danh sách mục tiêu được coi là đáng kể, có thể bao gồm các cơ sở hạt nhân của Iran.
Hôm 1/10, Nhà Trắng là bên đầu tiên đưa ra cảnh báo về vụ phóng tên lửa sắp xảy ra của Iran, có lẽ là nhằm mục đích tước đi yếu tố bất ngờ của cuộc tấn công, và với hy vọng mong manh là có thể ngăn chặn được cuộc tấn công này. Mặc dù đã thất bại, nhưng cuộc họp báo của Mỹ trước vụ phóng vẫn có lợi ích chính trị, còn lại cho thấy rằng ít nhất Washington đã không bị bất ngờ.
Bất chấp mọi nguy cơ gây ra cho Trung Đông, cuộc tấn công này cũng đe dọa gây tác động đáng kể đến nền chính trị Mỹ. Chỉ còn 5 tuần nữa, nước Mỹ sẽ bước cuộc bầu cử tổng thống căng thẳng.
Trong nhiều tháng qua, Mỹ đã thất bại trong vai trò làm trung gian cho một thỏa thuận trao đổi con tin lấy hòa bình ở Gaza. Nỗ lực của nước này cùng với Pháp để đàm phán lệnh ngừng bắn ở Liban trong suốt cuộc họp tại đại hội đồng Liên hợp quốc tuần trước cũng đã không đạt kết quả.
Ngay sau bài phát biểu của Thủ tướng Benjamin Netanyahu tại Liên hợp quốc hôm 27/9, Israel đã ngay lập tức đưa ra phản ứng. Tel Aviv đã thực hiện cuộc kích nhằm vào thủ lĩnh tối cao của Hezbollah – một đối tác hàng đầu của Iran trong khu vực, ông Hassan Nasrallah.
Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) cho biết cuộc tấn công bằng tên lửa vào tối ngày 1/10 chính là để trả thù cho cái chết của ông Nasrallah, và vụ ám sát thủ lĩnh chính trị Hamas, Ismail Haniyeh, vào cuối tháng 7 ngay tại thủ đô Tehran.
Kể từ khi xung đột ở Gaza nổ ra vào ngày 7/10 năm ngoái, giới chức trong Chính quyền Tổng thống Joe Biden luôn tuyên bố sẽ ngăn chặn bạo lực leo thang thành cuộc chiến khu vực.
Sau cuộc tấn công bằng tên lửa của Iran vào Israel hồi tháng 4, chính quyền ông Biden đã thúc giục Israel kiềm chế, sử dụng đòn bẩy hỗ trợ phòng không của Mỹ để thuyết phục ông Netanyahu “giành chiến thắng” bằng cách bắn hạ gần như tất cả các tên lửa đang bay tới. Mỹ được cho là đã ra hiệu cho Tehran rằng trong trường hợp xảy ra cuộc tấn công thứ hai của Iran, họ sẽ không và không thể là một ảnh hưởng kiềm chế.
Các lực lượng kiềm chế ở Trung Đông đang suy yếu theo từng ngày. Về mặt chính trị, chính quyền ông Biden không thể bị ngăn Israel đáp trả cuộc tấn công của Iran vào các thành phố của Israel. Trong khi đó, Iran (đặc biệt là IRGC) đang phải chứng minh cho các đại diện khu vực và đồng minh - từ phong trào Hezbollah đến Houthi ở Yemen - rằng họ là một thế lực thực chất trong khu vực, là nhà lãnh đạo của "trục kháng chiến".
Theo giới quan sát, ông Netanyahu cũng tiến gần hơn đáng kể đến tham vọng lôi kéo Mỹ vào cuộc chiến chống Iran, cuộc chiến sẽ phá hủy chương trình hạt nhân của nước này, hiện đã gần đạt đến khả năng chế tạo sau sự sụp đổ của thỏa thuận đa phương năm 2015.
Theo các báo cáo mới nhất vào tối 1/10, tên lửa của Iran chỉ gây ra thương vong tối thiểu, nhưng đã làm dấy lên nỗi mối lo về những kịch bản có thể xảy ra trong vài năm tới: tên lửa chỉ cách Israel 12 phút bay, mang theo đầu đạn hạt nhân.
Và các cuộc chiến hủy diệt của Israel chống lại các đối thủ trong khu vực – trước hết là Hamas và sau đó là Hezbollah - chắc chắn sẽ thúc đẩy cho lập luận của Iran rằng chỉ có vũ khí hạt nhân mới có thể đảm bảo an toàn cho đất nước. Trong khi đó, nỗi lo về những lập luận đó của Tehran sẽ thúc đẩy Israel tiến hành một cuộc chiến tranh phủ đầu.
Trong thời điểm nguy hiểm này, khu vực Trung Đông thường nhờ vào sự hỗ trợ từ những nước có ảnh hưởng lớn, chẳng hạn Washington, để kiềm chế và đảo ngược logic leo thang. Nhưng ảnh hưởng của Tổng thống Biden dường như đang hết sức mờ nhạt trong những tháng cuối tại nhiệm.
Từ lâu đã có những lời kêu gọi trong giới quốc phòng kêu gọi Mỹ hành động đối với chương trình hạt nhân của Iran. Và lời kêu gọi đó giờ đây chắc chắn sẽ tăng lên, trong nỗ lực gây ảnh hưởng đến vị tổng thống đã tuyên thệ sẽ bảo vệ Israel trước mối đe dọa từ Iran.
Chính quyền của ông Biden nhìn chung vẫn thận trọng khi đề cập đến các hoạt động quân sự ở nước ngoài, và bà Kamala Harris dự kiến sẽ đi theo con đường tương tự. Theo các chuyên gia, tình hình bạo lực leo thang ở Trung Đông sẽ làm tổn hại đến cơ hội kế nhiệm ông Biden của bà Harris tại Nhà Trắng, và đưa triển vọng sự trở lại của ông Donald Trump đến gần hơn.