Đời sống văn hóaNgười dân ngồi kín sân chùa Phúc Khánh (Hà Nội) trong lễ Vu Lan báo hiếuVN (theo Vietnam+) • 18/08/2024 06:12Tối 17/8 (tức 14/7 âm lịch), hàng trăm người dân đổ về chùa Phúc Khánh (Đống Đa, Hà Nội) làm lễ và tụng kinh, niệm Phật hướng về cội nguồn.Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt, rằm tháng bảy âm lịch là một trong những ngày rằm lớn nhất, cũng là dịp lễ Vu Lan báo hiếuTối 17/8 (tức 14/7 âm lịch), hàng trăm người dân đã đổ về chùa Phúc Khánh dâng hương, làm lễ và tụng kinh, niệm Phật cầu quốc thái dân an, siêu độ vong linh, gia đình an phúc tại lễ Vu Lan báo hiếuNgười dân dâng hương cầu cho bố mẹ luôn khỏe mạnh, gia đình thuận hòa, bình an, may mắnLễ Vu Lan giờ đây không còn là riêng của Phật giáo mà là ngày lễ tri ân đấng sinh thành của cả dân tộcHằng năm cứ đến dịp rằm tháng giêng và rằm tháng 7 âm lịch, chùa Phúc Khánh luôn đông Phật tử đến đăng ký làm lễTheo nhiều người dân chia sẻ, việc đi dự lễ Vu lan đã trở thành thói quen hằng năm và cũng để bày tỏ long biết ơn, nhớ về cội nguồn19 giờ buổi lễ mới diễn ra nhưng nhiều người đã có mặt từ rất sớm để tham dự lễ Vu LanLễ Vu Lan không đơn thuần chỉ có ý nghĩa tôn giáo thiêng liêng ca ngợi lòng hiếu thảo đối với mẹ mà đã trở thành ngày lễ mang tính nhân văn, nói lên lòng hiếu kính của tất cả mọi người đối với đấng sinh thànhNgười dân thành kính làm lễ cùng tụng kinh, niệm Phật cầu quốc thái dân an, siêu độ vong linh, gia đình bình an, hạnh phúcSau khóa lễ, người dân sẽ thả đèn hoa đăng. Theo dân gian, hoa đăng là đèn hoa được thiết kế khá tỉ mỉ, soi sáng bởi một ngọn nến; là biểu tượng của ánh sáng thiện lương, cầu cho một năm mưa thuận gió hòaThả đèn hoa đăng trong ngày Vu Lan là một nghi thức truyền thống có nguồn cội từ Phật giáo, mang ý nghĩa cầu siêu cho những người đã khuấtThắp sáng đèn hoa đăng mang ý nghĩa nhắc nhở con người về đạo lý uống nước nhớ nguồnMỗi ngọn đèn hoa đăng được thắp lên là một lời cầu nguyện, một tâm niệm thiện lành, một tâm niệm an lạc cho mình và cho mọi người VN (theo Vietnam+)