Ngày 11/12/2014, HĐND tỉnh Hải Dương ban hành Nghị quyết số 92/2014/NQ-HĐND về cơ chế hỗ trợ xây dựng sân thể thao các xã, thị trấn và sân thể thao thôn trên địa bàn nông thôn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2015-2020. Đây là điều kiện thuận lợi để các địa phương cải tạo, sửa chữa hoặc xây dựng sân thể thao. Tuy vậy, hầu hết công trình không phát huy được công năng, có sân được sử dụng vào mục đích khác Sân vận động xã Ngọc Liên (Cẩm Giàng) nằm ở "vị trí vàng" giữa trung tâm xã, sát với quốc lộ 38 nhưng người dân ở gần cho biết mỗi năm có rất ít hoạt động thể thao diễn ra tại đây Theo báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hải Dương hiện có 199 trong tổng số 235 xã, phường, thị trấn có sân vận động (chiếm 84,6%); 36/235 xã, phường, thị trấn chưa có sân vận động (chiếm 15,4%). Thực tế cho thấy, nhiều sân vận động ở các địa phương có cũng như không. Trong ảnh: Đường vào sân vận động xã Lê Hồng (Thanh Miện) giống như lối vào một khu vườn hoang Tại sân vận động xã Lê Hồng đã xây dựng sân khấu, song những người dân ở đây cho biết các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao tại đây rất hiếm khi được tổ chức Cũng tại huyện Thanh Miện, sân vận động xã Hồng Quang từng là nơi tập kết vật liệu xây dựng Không chỉ sân vận động của xã, sân vận động thôn bị bỏ hoang cũng là tình trạng chung ở nhiều nơi của Hải Dương hiện nay. Trong ảnh: Sân vận động thôn Đồng Khê, xã Lương Điền (Cẩm Giàng) Nhiều người đã đặt câu hỏi, nhiều thiết chế văn hóa ở cơ sở khác tiếp tục được quan tâm xây dựng, nhất là sân thể thao liệu có bị bỏ hoang hóa như tình trạng đã diễn ra?
CẨM GIANG