Nghệ sĩ Nhân dân Trà Giang (thứ hai từ phải qua) trong Liên hoan phim quốc tế Moskva năm 1973, khi bà đoạt giải "Nữ diễn viên xuất sắc" với vai chính trong "Vĩ tuyến 17 ngày và đêm " (đạo diễn Hải Ninh). Tại sự kiện, tác phẩm cũng giành giải của Hội đồng hòa bình Thế giới, trở thành một trong những phim kinh điển của điện ảnh cách mạng Việt Nam. Phim xoay quanh cuộc sống ở hai bên giới tuyến chia cắt Việt Nam thời chống Mỹ. Nhân vật trung tâm là Dịu (Trà Giang) - một phụ nữ ở lại bờ Nam khi chồng tập kết ra Bắc. Chị trở thành bí thư chi bộ, nhiều lần bị chính quyền miền Nam bỏ tù. Bức ảnh được giới thiệu trong triển lãm "Vẻ vang 77 năm điện ảnh cách mạng Việt Nam", hoạt động mở màn cho Liên hoan phim quốc tế TP Hồ Chí Minh (HIFF) lần thứ nhất, từ ngày 6 đến 13/4. Bà Dương Cẩm Thúy - Chủ tịch Hội Điện ảnh TP ồ Chí Minh - cho biết gần 100 bức ảnh là tư liệu quý hiếm, giúp điểm lại các mốc vàng son, tôn vinh những người đặt nền móng cho điện ảnh trong nước Đạo diễn - Nghệ sĩ Nhân dân Hồng Sến (phải) trong phim "Mùa nước nổi", do hãng phim Giải phóng sản xuất năm 1986. Phim ca ngợi tinh thần đấu tranh bất khuất của những nông dân miền Tây khi vượt qua khó khăn của điều kiện địa hình, thời tiết bất lợi để thắng giặc. Nhiều diễn viên trở thành gương mặt gạo cội của làng phim, như nghệ sĩ Năm Sa Đéc, Hồ Kiểng, nhạc sĩ - diễn viên Bắc Sơn, Thúy An (vợ đạo diễn Hồng Sến) Hồng Sến (phải) và Nghệ sĩ Nhân dân Mai Lộc trên tuyến đường Trường Sơn. Ngoài "Mùa nước nổi", suốt sự nghiệp hơn 30 năm làm phim, Hồng Sến ghi dấu với những tác phẩm huyền thoại, như "Mùa gió chướng" (1977), "Cánh đồng hoang " (1978), "Hòn Đất" (1983), "Chiến trường chia nửa vầng trăng" (1990) Đạo diễn Khương Mễ tác nghiệp quay phim ở chiến trường. Ông là một trong những người đầu tiên xây dựng nền điện ảnh Nam Bộ tại khu 8, vùng chiến khu Đồng Tháp Mười trong những năm kháng chiến chống Pháp Cán bộ xưởng phim Giải phóng tiến về Sài Gòn, tháng 4/1975 Một cảnh hậu trường trong "Trận Mộc Hóa" của đạo diễn Mai Lộc năm 1948. Cuốn phim đầu tiên của điện ảnh cách mạng ghi lại chiến công của bộ đội Khu 8 trên đất Mộc Hóa (tỉnh Long An). Sau này, máy quay phim "Trận Mộc Hóa" được đặt trong phòng trưng bày truyền thống cách mạng Nam Bộ tại Viện Bảo tàng Cách mạng ở Hà Nội Đạo diễn Khương Mễ đang làm "title" (tên phim) cho tác phẩm "Chiến dịch Trà Vinh", năm 1950 Quá trình thực hiện kỹ xảo cho phim "Hết đời đế quốc", năm 1951 - một trong những tác phẩm đánh dấu bước trưởng thành của đội ngũ làm phim chiến trường Bức ảnh tên "Điện ảnh không có điện", ghi lại khoảnh khắc được xem là kỳ tích khi ê kíp vượt qua điều kiện thô sơ, thực hiện kỹ thuật tráng phim bằng guồng inox trong thùng gỗ có chèn nước đá Nhà quay phim An Sơn (phải) - từng đoạt giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật - quay phim Chủ tịch Hồ Chí Minh (trái) và Chủ tịch nước Hungary (thứ hai từ trái sang) cùng các đại sứ ở Hungary, năm 1957 "Studio" sản xuất phim đầu tiên của điện ảnh Bưng biền (điện ảnh cách mạng ở Nam Bộ) Bộ đội, người dân nô nức đi xem phim năm 1948 Từ phải qua: nghệ sĩ Phi Điểu, vợ chồng diễn viên Mạnh Dung - Thanh Dậu tham quan triển lãm hôm 6/4. Thanh Dậu cho biết xúc động xen lẫn tự hào khi ôn lại giai đoạn sơ khai của điện ảnh Việt, thời toàn bộ kỹ thuật quay đều được thực hiện thủ công. Liên hoan phim TP Hồ Chí Minh (HIFF) lần đầu được tổ chức, là một phần của chiến lược phát triển văn hóa, điện ảnh TP ồ Chí Minh. Trong hơn một tuần, sự kiện hướng tới tôn vinh điện ảnh cách mạng Việt Nam, đồng thời phát hiện, ươm mầm tài năng trẻ trong và ngoài nước. Dịp này, HIFF cũng mở rộng cơ hội cho những người làm nghề điện ảnh trong nước giao lưu, học hỏi lẫn nhau qua các tọa đàm
TB (theo VnExpress)