Đời sống văn hóa

Cận cảnh răng người 40.000 năm, hòn đá cổ nhất Việt Nam 3 tỷ năm

T.H (theo Vietnamnet) 13/03/2024 17:40

Hòn đá cổ nhất Việt Nam với hơn 3 tỷ năm, răng người khoảng 40.000 năm và nhiều sinh vật có niên đại hàng triệu tuổi khác trong bộ sưu tập hóa thạch đang được trưng bày tại Bảo tàng Hà Nội.

W-hoa-thach-12.jpg
Chuyên đề "Lịch sử hình thành trái đất thông qua bộ sưu tập hiện vật hóa thạch" đang được trưng bày tại Bảo tàng Hà Nội
W-hoa-thach.jpg
Các mẫu hóa thạch được trưng bày tại đây rất kỳ thú, hình dạng khác nhau, phần lớn có niên đại hàng triệu năm
W-hoa-thach.jpg
Nổi bật tại đây là hòn đá cổ nhất Việt Nam (khoảng 3 tỷ năm). Thời kỳ này vỏ trái đất còn rất mỏng, nổi trên bề mặt của quả cầu dung nham và ở trạng thái dễ bị gãy vỡ. Những mẩu đá đầu tiên được tin là vỏ trái đất có niên đại 3,8 tỷ năm. Khối đá trải qua nhiều chu kỳ kiến tạo, nhiều pha tạo núi lớn nhỏ
W-hoa-thach-10.jpg
Hóa thạch răng người (Homo Sapien), tuổi khoảng 40.000 năm, được tìm thấy tại Hải Dương. Theo lời giới thiệu tại bảo tàng, 100.000 năm trước loài người có trí tuệ đầu tiên mới thực sự xuất hiện, đó là người Homo Sapiens. Họ là nhánh phát triển nhất về trí tuệ trong số các nhánh phát triển của thế hệ các loài vượn người Homo, bộ linh trưởng. (Tiếng Latin homo có nghĩa là người và sapien là tinh khôn, thông minh)
W-hoa-thach-11.jpg
Hóa thạch cúc đá, sống ở kỷ Jurassic cách đây hơn 174 triệu năm được tìm thấy tại Madagascar, đã tuyệt chủng
W-hoa-thach-2.jpg
Hóa thạch răng của Basilosaurus, một loài cá voi thời tiền sử, lần đầu tiên được phát hiện cách đây 40 triệu năm. Cá này dài 18-20m, nặng 15 tấn, có nhiều ở Bắc Phi, Bắc Mỹ và Trung Á, được cho là loài động vật to nhất trong thời đại này. Chúng có tập tính nhai con mồi và lượng thức ăn mà chúng cần tương đối nhiều để duy trì cơ thể khổng lồ của mình
W-hoa-thach-1.jpg
Sọ thú cổ Oreodont tìm thấy tại Mỹ từ hơn 23 triệu năm trước
W-hoa-thach-2.jpg
Hóa thạch răng voi châu Á Elephas Maximus có từ 40.000 năm trước, được tìm thấy ở Tuần Giáo, Điện Biên, đã tuyệt chủng
W-hoa-thach-3.jpg
Hóa thạch sọ bò Bison Antiquus cổ cách đây 20.000 năm, được tìm thấy tại Mỹ, hiện đã tuyệt chủng 10.000 năm
W-hoa-thach-4.jpg
Hóa thạch sọ ngựa cổ Mesohippus Babouri từ 33 triệu năm trước, tuyệt chủng đã 23 triệu năm, được tìm thấy tại Mỹ
W-hoa-thach-5.jpg
Hóa thạch bò rừng châu Âu Bos Primigenius cách đây 2,58 triệu năm, tuyệt chủng từ 12.000 năm trước, được tìm thấy tại châu Âu
W-hoa-thach-6.jpg
Hóa thạch răng voi Mammoth có từ 4,8 triệu năm, tuyệt chủng cách đây từ 15.000 năm vì nạn săn bắt của người cổ đại và sự thay đổi của khí hậu và thảm thực vật tiếp theo sau đợt băng hà cuối cùng. Voi này có chiều cao trung bình 3,75m, nặng 6 tấn, cao hơn voi châu Phi hiện đại (loài voi lớn nhất thế giới hiện nay)
W-hoa-thach-7.jpg
Cúc đá Ammonite sống tại kỷ Phấn trắng muộn, từ 66 triệu năm trước, được tìm thấy tại Nga, đã tuyệt chủng
W-hoa-thach-8.jpg
Hóa thạch xương khủng long cách đây 145 triệu năm, đã tuyệt chủng, được tìm thấy tại Savanakhet, Lào
W-hoa-thach-9.jpg
Hóa thạch rùa Na Dương có niên đại 56 triệu năm, được tìm thấy lần đầu vào năm 2015 tại mỏ than Na Dương, huyện Lộc Bình, Lạng Sơn. Nó được đặt tên là Banhxeochelys bởi hình dạng mai rùa được gắn kết từ các khối đa giác đặc trưng rất giống chiếc bánh xèo. Cho đến nay hơn 100 mẫu vật hóa thạch của loài rùa này đã được phát hiện, tuy nhiên chỉ khoảng 40 mẫu được bảo tồn nguyên vẹn

T.H (theo Vietnamnet)