Tổ chức chuỗi hoạt động nhân Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên toàn quốc
Bộ Thông tin và Truyền thông vừa ban hành Kế hoạch tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba, năm 2024.
Theo kế hoạch, Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội Xuất bản Việt Nam và UBND TP Hà Nội tổ chức Lễ khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba, Hội Sách chào mừng tại thành phố Hà Nội, từ ngày 17 - 21/4.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì tổ chức các hoạt động hưởng ứng tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, hệ thống thư viện và các thiết chế văn hóa.
Các bộ, ngành, tổ chức hội, đoàn thể Trung ương xây dựng kế hoạch triển khai hoạt động phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và yêu cầu thực tế. Cụ thể, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức các hoạt động trong hệ thống trường học, học viện, cơ sở đào tạo. Các Bộ: Công an, Quốc phòng tổ chức các hoạt động trong lực lượng an ninh, quốc phòng.
Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức các hoạt động trong hệ thống tổ chức Đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam. Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức các hoạt động trong hệ thống tổ chức Hội/Công đoàn các cấp.
Hội Xuất bản Việt Nam, Hội Thư viện Việt Nam phối hợp tổ chức các hoạt động do các Bộ: Thông tin và Truyền thông, Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì; triển khai các hoạt động hưởng ứng trong các tổ chức thành viên của Hội.
Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Đại học Văn hóa Hà Nội, Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Trường Cao đẳng Thông tin và Truyền thông, Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý Thông tin và Truyền thông phối hợp tổ chức tổ chức các hoạt động hưởng ứng, cuộc thi tìm hiểu về sách gắn với công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, sinh hoạt văn hóa.
Các trường đại học, cao đẳng, trung cấp dạy nghề tổ chức hoạt động gắn với công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, sinh hoạt văn hóa.
Cơ quan chủ quản nhà xuất bản chỉ đạo nhà xuất bản tổ chức các hoạt động hưởng ứng, chủ trì tổ chức trong hệ thống cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc sự quản lý của cơ quan chủ quản; tổ chức tuần lễ sách, hội sách...
Các địa phương triển khai kế hoạch tổ chức gắn với nhiệm vụ chính trị và ngày lễ lớn trong năm trên địa bàn; giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/Sở Văn hóa và Thể thao, các sở, ban, ngành tổ chức các hoạt động chào mừng. Việc tổ chức phải đến các địa bàn cơ sở, chú trọng vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện khó khăn, nhằm tạo sự hưởng ứng của xã hội một cách sâu rộng, hiệu quả.
Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và các cơ quan báo chí, truyền thông tuyên truyền về hoạt động của Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba; xây dựng chuyên mục về sách; giới thiệu mô hình và tổ chức, cá nhân điển hình trong việc phát triển văn hóa đọc.
Các nhà xuất bản, cơ sở in, cơ sở phát hành chủ động tổ chức các tuần lễ sách, hội sách, tháng phát hành hành sách trọng tâm, tri ân khách hàng. Đồng thời, các đơn vị tổ chức kênh phát hành trực tuyến, kết hợp với nền tảng công nghệ, mạng xã hội, sàn thương mại điện tử để giới thiệu, quảng bá, triển khai tặng sách đối tượng yếu thế; khuyến mại hỗ trợ bạn đọc, phát triển văn hóa đọc...