Không có bằng lái xe máy có được cấp bằng lái xe ô tô?
Theo quy định, người học bằng lái xe ô tô phải đáp ứng các điều kiện về độ tuổi, sức khỏe và trình độ.
Hiện luật không có quy định không có bằng lái xe máy thì không được cấp bằng lái ô tô. Như vậy, người không có bằng lái xe máy vẫn được đăng ký học và cấp bằng lái xe ô tô bình thường.
Cụ thể, tại Điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT đào tạo sát hạch cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ được bổ sung bởi Khoản 5 Điều 1 Thông tư 38/2019/TT-BGTVT, có những quy định sau đối với người học bằng lái ô tô:
Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc; học tập tại Việt Nam.
Đủ tuổi (tính đến ngày dự sát hạch lái xe), sức khỏe, trình độ văn hóa theo quy định; có thể học trước nhưng chỉ được dự sát hạch khi đủ tuổi theo quy định.
Người học để nâng hạng giấy phép lái xe phải có đủ thời gian lái xe hoặc hành nghề và số km lái xe an toàn như sau: Hạng B2 lên D, C lên E: thời gian hành nghề từ 5 năm trở lên và 100.000 km lái xe an toàn trở lên.
Người học để nâng hạng giấy phép lái xe lên các hạng D, E phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc tương đương trở lên.
Bằng lái xe ô tô là gì?
Các loại bằng lái xe ô tô (còn gọi là giấy phép lái xe) là một loại giấy phép/chứng chỉ mà người điều khiển phương tiện giao thông được cấp bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Có bằng lái xe ô tô có nghĩa là bạn được phép vận hành các loại xe: xe hơi, xe tải, xe khách…tham gia giao thông.
Sau khi được cấp các loại giấy phép lái xe ô tô, trong quá trình điều khiển xe tham gia giao thông, khi CSGT yêu cầu xuất trình giấy phép lái xe (bằng lái xe ô tô) mà người điều khiển xe không có thì phải chịu các hình thức xử phạt khác nhau phần lớn là phạt hành chính. Nếu kèm theo các lỗi vi phạm khác thì tước giấy phép lái xe tạm thời hoặc giữ phương tiện.
Các loại bằng lái ô tô hiện hành
Bằng lái xe ô tô hạng B1: Được cấp cho người đủ 18 tuổi tham gia giao thông được phép điều khiển các phương tiện sau: Ô tô dưới 9 chỗ ngồi, ô tô tải, ô tô tải chuyên dụng trọng tải dưới hoặc bằng 3.5T, máy kéo có 1 rơ mooc dưới 3.5T.
Bằng lái xe ô tô hạng B2: Hiện nay đang là bằng lái xe ô tô phổ thông nhất. Tài xế có bằng lái xe hạng B2 phải đủ 18 tuổi và được điều khiển các phương tiện sau: Ô tô dưới 9 chỗ, xe tải và máy kéo với 1 rơ mooc trọng lượng dưới 3.5T, bao gồm cả các phương tiện mà bằng B1 được phép điều khiển.
Bằng lái xe ô tô hạng C: Được cấp cho người đủ 21 tuổi , được phép điều khiển các phương tiện sau: Xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi, Xe tải, ô tô tải chuyên dụng có tải trọng trên 3.5T, máy kéo, rơmooc dưới 3.5T, ác loại xe thuộc bằng lái xe hạng B1, B2...
Bằng lái xe ô tô hạng D: Yêu cầu trên 24 tuổi, có bằng tốt nghiệp cấp 2 (THCS 9/12), có thể điều khiển ô tô từ 10 đến 30 chỗ ngồi, các phương tiện được quy định trong bằng B1 , B2 và C
Bằng lái xe ô tô 4 bánh hạng E: Được cấp cho người trên 27 tuổi và được điều khiển các pương tiện sau: ô tô trên 30 chỗ ngồi, các phương tiện được quy định trong các loại bằng B1, B2, C, D.
Bằng lái xe ô tô hạng F, FC: Được cấp cho người đã có giấy phép lái xe ô tô hạng B2 , C , D, E, được điều khiển các loại xe :Các phương tiện được quy định trong các loại bằng B2, C , D , E được phép kéo theo sơ mi rơ mooc trên hoặc bằng 750 kg.
Hạng FC: giống hạng F và thêm các tài xế container.