Bộ sưu tập trống đồng của đại gia Kinh Bắc
40 trống đồng các thời kỳ được doanh nhân Nguyễn Thế Hồng sưu tầm, trưng bày tại bảo tàng tư nhân.
Bảo tàng Hoàng Gia Nam Hồng (Đình Bảng, Từ Sơn) của doanh nhân Nguyễn Thế Hồng, lưu giữ hàng nghìn cổ vật, đồ đồng xưa của văn hóa Đông Sơn, trong đó có 40 chiếc trống. Ông Hồng là người mua ấn "Hoàng đế chi bảo" của vua Minh Mạng dưới sự bảo trợ của Chính phủ và các bộ, ngành, cơ quan Việt Nam.
Bộ sưu tập nhiều chủng loại, hình dáng, họa tiết đặc trưng các giai đoạn phát triển từ thời Đông Sơn đến thời Lê Nguyễn. Xưa kia, trống đồng sử dụng làm nhạc cụ tại kỳ đại lễ quan trọng hoặc khích lệ đánh quân Nguyên trong thời kỳ nhà Trần.
"Các chuyên gia của nhiều bảo tàng trên cả nước hỗ trợ tư vấn thiết kế môi trường, không gian bảo quản trống đồng ở bảo tàng này. Các loại trống đồng đời đầu, loại 1, bảo quản cực kỳ khó khăn", ông Trần Trọng Hà, Nguyên giám đốc bảo tàng Quảng Ninh, hiện là quản lý bảo tàng Hoàng Gia Nam Hồng, cho biết.
Bảo tàng hiện có 10 chiếc trống đồng Heger 1. Trống có niên đại cách nay 2.000-2.500 năm, gồm ba phần: Tang trống, thân và chân hình dáng cân đối. Phần tang trống lớn hơn mặt trống, mặt trống kích thước hơn 20 đến 106 cm. Trống càng lớn khẳng định sức mạnh kinh tế, trình độ luyện kim của người đứng đầu bộ tộc. Loại này thuộc trống đồng sớm nhất của Đông Sơn có hình thù kết cấu hoa văn đơn giản, là nhạc khí cho mùa lễ hội hoặc chiến trận.
Frans Heger là nhà khảo cổ người người Áo, chuyên về trống đồng Đông Nam Á. Ông tự chia ra các đời trống sau khi tìm kiếm và nghiên cứu, nên nhiều tàng khảo cổ lấy tên ông đặt cho loại trống đồng các thời kỳ.
Chiếc trống điển hình của Việt Nam được trang trí hình mặt trời 12 cánh, bốn hình rồng sơ khai, sáu hình chim lạc, cao 40 cm, đường kính 63 cm.
Trống thể hiện hoa văn truyền thống, cảm hứng về cuộc sống người Đông Sơn khi chinh phục vùng đất mới. Hoa văn thờ Mặt Trời, thần lửa, thuyền độc mộc khai phá phát triển vùng đất.
Trống đồng Đông Sơn có mặt trống trang trí mặt trời 12 cánh, hình người hóa trang đội lông chim chạy quanh, 10 hình chim lạc, bốn khối tượng ếch. Tang trống trang trí sáu hình thuyền độc mộc.
Là nhạc khí và biểu trượng quyền lực, trống cao 80 cm đường kính 100 cm, xuất hiện cách đây khoảng 2.000 - 2.300 năm.
Chiếc trống có kích thước lớn hiếm hoi thời kỳ này, phần tang trống rộng 106 cm, mặt rộng 100 cm. Khối tượng trang trí bốn con ếch đại diện cho sự sinh sôi.
Theo quản lý bảo tàng, trống xuất hiện nhiều ở các nước Đông Nam Á. Trước kia, trống đồng chỉ tìm được ở đồng bằng sông Cả (Nghệ An), đồng bằng sông Mã (Thanh Hóa - Ninh Bình), đồng bằng sông Hồng, Đông Bắc. Gần đây, các nhà khảo cổ khai quật phát hiện hàng chục chiếc trống đồng này ở Tây Nguyên, chứng minh sự phân bố rộng.
Bộ sưu tập trống đồng Heger 1 kích thước nhỏ với họa tiết đơn giản, hình dáng khác nhau.
Trống đồng Đông Sơn Heger 1 có mặt trống trang trí mặt trời 14 tia, là nhạc cụ biểu tượng quyền lực khoảng cách nay 2.200 - 2.500 năm, cao 35 cm, đường kính 37 cm.
Chiếc trống đồng Đông Sơn Heger 2 có hình mặt trời bảy tia, bốn tượng ếch, xuất hiện cách nay 1.400 - 1.800 năm, đường kính 69 cm, cao 51 cm.
Bảo tàng còn có 10 chiếc trống đồng Đông Sơn Heger 2 niên đại cách nay 1.600 - 2.000 năm. Trống thời này kích thước lớn, mặt trống rộng 75 cm, cao 60-70 cm.
Một chiếc trống cao 30 cm, đường kính 50 cm, trang trí mặt trời sáu tia, bốn biểu tượng ếch, là nhạc cụ xuất hiện thời Lý - Trần, thế kỷ 11 - 14.
Trống đồng Đông Sơn Heger 3 niên đại cách nay 200 - 1.500 năm (kéo dài qua thời Đinh - Lý - Trần - Lê).
Trống đồng Đông Sơn Heger 3 có phần mặt trống trang trí hình mặt trời tám tia, hai tượng phật, hai tượng ếch, là nhạc cụ. Trống xuất hiện thời Lý, thế kỷ 11 - 13, cao 39 cm, đường kính 60,5 cm.
Ông Trần Trọng Hà - nguyên Giám đốc bảo tàng tỉnh Quảng Ninh, hiện là Quản lý bảo tàng Hoàng Gia Nam Hồng - bên chiếc trống trang trí hình mặt trời 12 tia.
Trống còn khắc tám tượng ếch cõng nhau, xuất hiện vào thế kỷ 16 - 19, cao 53 cm, đường kính mặt 60 cm. Điểm đặc biệt mặt trống có hai lỗ, do người làm trống khoan để chỉnh âm thành. Theo nguyên tắc, trống được gõ từ vành ngoài vào trong với năm nốt âm, phần quai có bốn lỗ chứng tỏ trống treo ngang để gõ.
Trong bộ sưu tập ở bảo tàng còn có chiếc trống được tìm thấy ở khu vực Đông Nam Á với nhiều đặc điểm giống với trống đồng Việt Nam, ví dụ: Hình ảnh đàn voi ở phần chân trống, hoa văn như hoa sen. Trống xuất hiện ở các bảo tàng Campuchia, Lào, Thái Lan và được các nước công nhận bảo vật. Trống này sử dụng khuôn bằng sáp sau đó đổ đồng vào tạo hình khiến hoa văn trông tinh xảo, không cần đánh bóng.