Vì sao nhiều người ghen với tình cũ của bạn đời?
Ghen với quá khứ của bạn đời dù không có căn cứ được các nhà tâm lý học gọi là "Ghen tuông hồi tố" có liên quan đến hội chứng ám ảnh cưỡng chế (OCD).
Không giống như thông thường, ghen tuông hồi tố khiến cuộc sống của cả hai người trở nên vô cùng khổ sở vì nó có thể bùng phát bất cứ lúc nào, không cần lý do. Hội chứng này thường được nhận diện bởi các dấu hiệu:
Những suy nghĩ ám ảnh: Những suy nghĩ ám ảnh về quá khứ của đối phương có thể dai dẳng và khó kiểm soát, gây ra cảm xúc đau khổ cho bạn.
Liên tục chất vấn: Những cá nhân mắc chứng ghen tuông hồi tố sẽ đặt cho đối tác vô số câu hỏi về mối quan hệ trong quá khứ. Họ tìm kiếm thông tin chi tiết, hy vọng tìm được sự yên tâm.
So sánh: Những người đang đối mặt với chứng ghen tuông hồi tố thường có những so sánh không lành mạnh với người yêu cũ của bạn đời. Thói quen này có thể dẫn đến cảm giác thiếu tự tin và bất an.
Ba nguyên nhân gây ra sự ghen tuông với người cũ của bạn đời.
Bất an
Ghen tuông hồi tố thường được thúc đẩy bởi cảm giác bất an sâu sắc. Những cảm giác này có thể xuất phát từ nỗi sợ hãi tưởng tượng, khiến các cá nhân phải vật lộn với sự ghen tuông không có thực và luôn cảm thấy mối quan hệ hiện tại đang bị đe dọa.
Sự bất an có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm những nghi ngờ và lo lắng cá nhân về giá trị bản thân. Việc không giải quyết và quản lý sự bất an kịp thời có thể gây rắc rối cho mối quan hệ. Điều này được chỉ ra trên tạp chí Personality and Individual Differences, cho thấy những cá nhân lo lắng quá mức về mối quan hệ của mình có xu hướng giao tiếp không quyết đoán, thụ động, có thể dẫn đến hiểu lầm và bất an trong các mối quan hệ.
Để kiểm soát sự bất an, hãy tập trung vào chính mình thông qua các chiến lược sau:
Tự phản ánh: Suy ngẫm về những phẩm chất tích cực, thành tích của bạn và điều gì khiến bạn trở nên độc đáo. Nhận thức giá trị bản thân một cách độc lập với quá khứ của đối phương.
Suy nghĩ hợp lý: Bất cứ khi nào những nỗi sợ hãi hoặc suy nghĩ phi lý về quá khứ của đối tác xuất hiện, hãy chống lại chúng bằng cách thách thức những niềm tin tiêu cực này và nhắc nhở bản thân về những điểm mạnh cũng như phẩm chất khiến bạn trở thành một đối tác có giá trị.
So sánh xã hội
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Social Media and Society nhấn mạnh rằng việc sử dụng mạng xã hội có thể gây ra sự ghen tuông hồi tố thông qua so sánh xã hội, kiểm tra thông tin.
Những người có lòng tự trọng thấp dễ đưa ra những so sánh bất lợi giữa bản thân và người cũ của bạn đời, thường cho rằng những trải nghiệm trước đây của bạn đời là tốt hơn.
Cần nhớ rằng đối tác đã chọn ở bên bạn là có lý do và các mối quan hệ trong quá khứ của họ trên thực tế đều là quá khứ . Bạn có thể ngăn chặn sự so sánh xã hội làm tổn hại đến mối quan hệ của mình bằng cách:
Chống lại sự thôi thúc rình mò: Mặc dù việc rình mò có thể tạm thời xoa dịu sự nghi ngờ của bạn nhưng điều quan trọng là bạn phải ưu tiên tôn trọng quyền riêng tư và sự tin tưởng của đối tác để có một mối quan hệ lành mạnh. Thay vì khuất phục trước sự cám dỗ phản trực giác để rình mò, hãy chủ động rèn luyện khả năng tự chủ.
Đánh lạc hướng chính mình: Để chuyển hướng tâm trí của bạn khỏi những suy nghĩ xâm phạm và ghen tị, hãy tham gia vào các hoạt động bạn thích hoặc thấy có ý nghĩa. Điều này có thể giúp bạn lấy lại sự cân bằng cảm xúc và bình tĩnh. Điều quan trọng là chuyển hướng sự tập trung của bạn cho đến khi cảm giác thôi thúc rình mò giảm bớt.
Dành thời gian chất lượng cùng nhau. Tham gia vào các hoạt động mà cả bạn và đối tác đều yêu thích. Tạo ra những kỷ niệm mới và trải nghiệm được chia sẻ có thể giúp xây dựng niềm tin và sự thân mật , sau đó là củng cố mối quan hệ của bạn.
Nhạy cảm về việc bị từ chối
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Journal of Interpersonal Violence cho thấy, những cá nhân nhạy cảm với việc bị từ chối đặc biệt có xu hướng ghen tuông trong các mối quan hệ. Nhạy cảm bị từ chối liên quan đến việc cảnh giác cao độ trước các dấu hiệu bị từ chối và phản ứng mãnh liệt với những lời nói hoặc hành vi tiêu cực nhỏ nhặt từ đối tác. Sự nhạy cảm tăng cao này có thể dẫn đến hiểu sai những hành động hoặc lời nói của đối tác, cuối cùng làm trầm trọng thêm sự ghen tuông hồi tố. Để giải quyết điều này, bạn nên:
Điều chỉnh cảm xúc: Bạn có thể phản ứng hợp lý hơn trước những phản hồi tiêu cực nhẹ từ đối tác. Cách thực hành này có thể giúp nhắc nhở bạn rằng không phải mọi phản ứng tiêu cực từ đối tác đều tương đương với sự từ chối.
Giao tiếp cởi mở: Chia sẻ cảm xúc của bạn với đối phương, đặc biệt là về cuộc đấu tranh của bạn với cơn ghen tuông, có thể tăng cường kết nối và giúp đối tác hiểu được quan điểm của bạn.
Thực hiện các bước chủ động có thể dẫn đến mối quan hệ lành mạnh là một quá trình cần có thời gian và công sức. Tuy vậy, quá trình này có thể đạt được bằng sự nỗ lực và chiến lược đúng đắn.