Thông tư 10 có cứu được thị trường bất động sản?
Ngày 23/8, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư số 10/2023/TT-NHNNngưng hiệu lực thi hành các khoản 8, khoản 9 và khoản 10, Điều 8Thông tư số 39/2016 được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 06/2023. Các Thông tư 10, Thông tư 06 có hiệu lực từ ngày 1/9/2023.
Việc ban hành thông tư mới ngưng thi hành một số quy định của thông tư chưa có hiệu lực cho thấy Chính phủ đang rất nóng lòng thúc đẩy tăng trưởngtín dụng nhanh hơn nữa để tăng cung tiền cho nền kinh tế. Sau 7 tháng đầu năm, tăng trưởng tín dụng chưa bằng 50% so với cùng kỳ năm 2022. Đặc biệt, tín dụng tháng 7 tăng trưởng âm so với tháng 6. Điều này cho thấy nền kinh tế đang gặp rất nhiều khó khăn, khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp thấp.
Tuy nhiên, ngay sau khi Thông tư số 10 được ban hành, trên các diễn đàn mạng và nhiều tờ báo đăng thông tin đại loại như doanh nghiệp bất động sản trút được nỗi lo từ Thông tư 06, thị trường bất động sản được cứu, Chính phủ bơm tiền cho thị trường bất động sản, bất động sản sẽ sôi động trong thời gian tới...
Các khoản 8, khoản 9 và khoản 10, Điều 8 Thông tư số 39/2016 được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 06/2023 có gì đặc biệt mà người dân, doanh nghiệp bất động sảnlại quan tâm. Khoản 8 quy định cấm tổ chức tín dụng cho vay để thanh toán tiền góp vốn, mua, nhận chuyển nhượng phần vốn góp của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh,công ty cổ phần chưa niêm yết hoặc chưa đăng ký giao dịch trên sàn UPCOM. Khoản 9 cấm cho vay để thanh toán tiền góp vốn theo hợp đồng góp vốn, hợp đồng hợp tác đầu tư hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh để thực hiện dự án không đủ điều kiện đưa vào kinh doanh tại thời điểm cho vay. Khoản 10 cấm cho vay để bù đắp tài chính.
Lý do Ngân hàng Nhà nướcban hành Thông tư 06 sửa đổi Thông tư 39 xuất phát từ tình hình nợ xấu của hệ thống ngân hàng những tháng qua tăng nhanh, chất lượng tài sản bảo đảm suy giảm. Phần lớn tài sản thế chấp tại các ngân hàng là bất động sản nên khi thị trường gặp khó, giá bất động sản giảm theo. Ngân hàng Nhà nước muốntăng cường kiểm soát tín dụng vào lĩnh vực rủi ro như bất động sản,đặc biệt các doanh nghiệp sở hữu các dự ánđang vướng mắc về pháp lý, doanh nghiệp thiếu minh bạch thông tin,tài chính gặp khó khăn...
Thông tư 06 đến ngày 1/9mới có hiệu lực nên thị trường bất động sản chưa bị ảnh hưởng. Thị trường gặp khóthời gian qua có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chính là do thiếu sản phẩm giá bình dân dành cho người thu nhập trung bình, thu nhập thấp có nhu cầu thật mua để ở. Các nhà phát triển bất động sản hiện nay chỉ tập trung phát triển các phân khúc trung và cao cấp. Phân khúc giá cao là sân chơi của số ít người giàu, người sử dụng đòn bẩy tài chính mua để đầu cơ. Đại đa số người dân có nhu cầu thật mua để ở gần như không có cơ hội. Khi thị trường mất thanh khoản, dòng tiền yếu khiến cả doanh nghiệp và nhà đầu tư đều gặp khó.
Thông tư 10 không phải phép màuđể cứu thị trường bất động sản như mạng xã hội và một số tờ báo đưa tinmấy ngày qua. Về bản chất, các ngân hàng thương mại là doanh nghiệp nênhoạt động của họ trước tiên phải bảo đảm an toàn hệ thống và có lãi. Các doanh nghiệp muốn tiếp cận vốn phải có dự án tốt, phương án kinh doanh tốt và khả năng trả lãi và gốc cho ngân hàng đúng quy định. Để cứu thị trường bất động sản lúc này không còn cách nào khác ngoài việc chính quyền và doanh nghiệp cùng bắt tay hành động. Các doanh nghiệp cần tái cấu trúc lại sản phẩm, hướng tới phân khúc giá bình dân, cắt giảm giảm lợi nhuận để người dân có nhu cầu thật mua để ở. Nhà nước tập trung tháo gỡ các dự án còn vướng mắc thủ tục pháp lý. Đẩy nhanh tiến độ tính tiền sử dụng đất các dự án để doanh nghiệp đưa sản phẩm ra thị trường phục vụ nhu cầu của người mua.