Mời đọc Hải Dương cuối tuần
Xã loay hoay tìm sản phẩm OCOP; Hai “bà Bụt” ở chợ huyện Nam Sách... là những nội dung nổi bật trên Báo Hải Dương cuối tuần số 1195.
Nhằm nâng cao vị trí nông sản chủ lực của nhiều địa phương song hiện nhiều xã vẫn đang loay hoay lựa chọn sản phẩm tham gia chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP). Nội dung này được phản ánh trong bài Xã loay hoay tìm sản phẩm OCOP (Trần Hiền) trên trang Kinh tế báo Hải Dương cuối tuần số 1195.
Trang Xã hội có bài Tạo đà phát triển bệnh viện tư (Bình Minh). Hiện nay, hệ thống y tế ngoài công lập của tỉnh còn rất yếu. Đội ngũ nhân viên y tế tư nhân thực hiện rất nhiều việc nhưng so với nhu cầu của tỉnh thì còn khiêm tốn. Để đáp ứng tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân, Hải Dương ngày càng quan tâm nhiều hơn đến phát triển y tế tư nhân.
Hai tiểu thương Nguyễn Thị Liên và Vũ Thị Quý ở chợ huyện Nam Sách được nhiều người yêu mến, ví như những “bà Bụt” trong đời thực bởi có trái tim nhân hậu, luôn sẵn lòng giúp đỡ người khó khăn, hoạn nạn. Bài Hai “bà Bụt” ở chợ huyện Nam Sách (Mỹ Anh) trên trang Phóng sự - ghi chép viết về tấm lòng nhân ái của hai bà.
Trang Đời sống có bài Biến tấu từ bánh Trung thu (Huyền Trang). Vài năm trở lại đây, ngoài hương vị truyền thống, bánh Trung thu đã được biến tấu khi dùng nhiều nguyên liệu, loại nhân mới với những kiểu dáng bắt mắt, có lợi cho sức khỏe người tiêu dùng.
Vì muốn có tiền nhưng không chịu lao động, một thanh niên đã dùng vũ lực đánh và đe dọa bạn nhằm chiếm đoạt tài sản. Thanh niên trên đã phải trả giá thích đáng cho hành vi của mình. Vụ việc trên được nêu trong bài Đánh bạn để ép ghi giấy vay nợ (Thành Đạt) trên trang Pháp luật.
Trang Văn nghệ có truyện ngắn Tình mẹ của tác giả Đỗ Xuân Thu; tản văn Thương cha mùa Vu Lan của Mai Hoàng; chùm thơ có các bài: Những giọt mưa làm rối cả lòng (Hà Khánh Nguyên), Nhớ mẹ (Phạm Trọng Tuấn), Lòng mẹ (Trần Văn Lợi), Rơm rạ hồn quê (Nguyễn Tường Thuật)...
Báo còn nhiều nội dung hấp dẫn khác, mời bạn đón đọc!