Phân biệt thực phẩm chức năng với thực phẩm truyền thống
Y tế - Sức khỏe - Ngày đăng : 05:45, 27/01/2010
Có rất nhiều định nghĩa về thực phẩm chức năng, song cơ bản đều thuộckhoảng giao thoa giữa thực phẩm và thuốc. Các nhà chuyên môn đưa ra một số tiêu chí để phân biệt hai loại thựcphẩm này như sau:
Thực phẩm chức năng (Functional Food) khác với thực phẩm truyền thống (Food) ở chỗ:
* Được sản xuất, chế biến theo công thức: bổ sung một số thành phần có lợi hoặc loại bớt một số thành phần bất lợi (để kiêng). Việc bổ sung hay loại bớt phải được chứng minh và cân nhắc một cách khoa học và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép (thường là phải theo tiêu chuẩn).
* Có tác dụng với sức khỏe nhiều hơn (tác dụng với một hay một số chức năng sinh lý của cơ thể) các chất dinh dưỡng thông thường. Thực phẩm chức năng, thực phẩm và thuốc
* Liều sử dụng thường nhỏ, thậm chí tính bằng miligram, gram như là thuốc.
* Đối tượng sử dụng có chỉ định rõ rệt như người già, trẻ em, phụ nữ tuổi mãn kinh, người có hội chứng thiếu vi chất, rối loạn chức năng sinh lý nào đó…
Thực phẩm chức năng khác với thuốc ở chỗ:
* Nhà sản xuất công bố trên nhãn sản phẩm là thực phẩm, bảo đảm chất lượng vệ sinh, an toàn sức khỏe, phù hợp với các quy định về thực phẩm. Đối với thuốc, nhà sản xuất công bố trên nhãn là sản phẩm thuốc, có tác dụng chữa bệnh, phòng bệnh với công dụng, chỉ định, liều dùng, chống chỉ định. Thuốc là những sản phẩm để điều trị và phòng bệnh, được chỉ định để nhằm tái lập, điều chỉnh hoặc sửa đổi chức năng sinh lý của cơ thể.
Ví dụ: Trà bạc hà
Nếu ghi trên nhãn: Nước uống giải nhiệt, thì là thực phẩmNếu ghi trên nhãn: Chỉ định điều trị rối loạn dạ dày, thì là thuốc.
* Có thể sử dụng thường xuyên, lâu dài nhằm nuôi dưỡng, bổ dưỡng hoặc phòng ngừa các nguy cơ gây bệnh… mà vẫn an toàn, không có độc hại, không có phản ứng phụ.
* Người tiêu dùng có thể tự sử dụng theo “hướng dẫn cách sử dụng” của nhà sản xuất mà không cần khám bệnh, hoặc thầy thuốc phải kê đơn…
(Theo Cục An toàn, vệ sinh thực phẩm)