Việt kiều muốn dùng hàng Việt
Thị trường - Ngày đăng : 10:40, 01/03/2010
Bà Huỳnh Thu Thủy (trái, Việt kiều Mỹ) chọn mua hàng thủy hải sản khô VN tại chợ Bến Thành để làm quà - Ảnh: N.BÌNH |
Mặt khác, gầy dựng ý thức sử dụng hàng nội trong cộngđồng người Việt ở nước ngoài còn giúp bà con hướng về quê hương, chungtay góp phần vào sự phát triển kinh tế.
Hàng Việt xài được lắm!
Về Việt Nam thường xuyên, ông Vũ Đức Vượng, giảng viên Đạihọc De Anza, Việt kiều Mỹ, rất hay mua quà từ Việt Nam đem về Mỹ và một trongnhững món quà ông thường chọn gần đây là bút máy. “Bút đẹp, viết đượclắm và rất rẻ”, ông Vượng tấm tắc. Cả đời dùng bút máy do sở thích,nhưng gần đây ông Vượng mới phát hiện bút máy làm tại VN rất tốt. Thếlà bây giờ ngoài những món quà khác, trong hành trang của ông Vượng lạicó thêm một món quà nữa mà người nào có chút tâm hồn Việt, thích viếtbút máy lấy làm thích thú. “Cùng một việc mà được hai, ba cái lời”, ôngVượng chia sẻ.
Quảng bá cho hàng Việt ÔngLý Vạn Vinh, chủ tịch hội đồng quản trị Công ty Mỹ Hảo, kể mỗi lần đinước ngoài, ông rất hay để ý người Việt ở nước ngoài sử dụng hàng gì.Nếu như người Hàn, người Nhật dù đi quốc gia nào cũng chỉ sử dụng hàngcủa nước mình thì người Việt Nam ít hơn. “Ngay chiếc bàn chải đánh răng ngườiNhật cũng dùng hàng nội. Vì vậy chúng ta phải quảng bá nhiều hơn nữa”,ông Vinh nói. |
Trong không khí rộn ràng đầu năm 2010, tại chợ BếnThành (Q.1, TP.HCM), bà Thu Thủy (Texas, Mỹ) nhiệt tình chọn mua cácsản phẩm hải sản khô Việt Nam . Cứ mỗi lần có dịp về quê hương, bà Thủy đềutranh thủ mua ít món quà Việt Nam làm quà biếu bà con.
“Hàng Việt Nam bên Mỹ giờ nhiều lắm, từ áo quần, mắm, thựcphẩm chế biến đến thực phẩm công nghệ. Bà con đã quen xài hàng Việt nênnhững món quà từ Việt Nam đem sang đều rất quý” - bà Thủy nói. Trước đây cáigì cũng xuất xứ Thái Lan, ngay chai nước mắm hiệu Phú Quốc vậy mà ghi“made in Thailand”, bây giờ vào siêu thị hàng Việt đã nhiều hơn, nhấtlà quần áo giá rẻ hơn, chất lượng tốt hơn.
Tủ áo quần của chàng kiểm toán tương lai Ngô Huy, 25tuổi, Việt kiều Anh, ngoài những chiếc áo thun trẻ trung còn có thêm áosơmi lịch lãm. Đó là “chiến lợi phẩm” sau ba tháng về Việt Nam thực tập củaHuy. Nói tiếng Việt không thật chuẩn nhưng cái tên An Phước, Việt Tiến,May Nhà Bè (nơi anh đóng bộ veston) được Huy kể rành rọt khi giới thiệuvới bạn bè. “Sơmi này mặc vào rất đứng, vừa vai mà không bị gò bó. Vớichất lượng áo như vậy, ở London bạn không thể mua với giá 400.000 đồngđâu”, Huy nói.
“30 giây cho hàng Việt”
Trong thâm tâm những người con xa quê, khi mua sắm nếuđể ý một chút và chọn lựa các món hàng “made in Việt Nam ” cũng có nghĩa đãđóng góp phần nào giúp đồng bào bên nhà làm ăn khá hơn một chút. Ngườinông dân, người đánh cá, nghệ sĩ... ở VN tất cả đều cần thị trường tiêuthụ hàng hóa do họ làm ra. Chọn mua hàng Việt để họ càng sản xuất đượcnhiều hơn, tốt hơn, từ đó mức sống gia đình họ cũng tăng lên. Và khidân giàu thì nước mạnh.
Từ suy nghĩ đó, ông Vượng đề ra phương pháp ủng hộhàng Việt tạm gọi “Dành 30 giây cho hàng Việt”. Với phương pháp này,ông đã thuyết phục vợ con, bạn bè và cả sinh viên nước ngoài trên lớphãy dành 30 giây suy nghĩ trước khi chọn món hàng để ưu tiên dùng hàngViệt. Nội dung trên nhanh chóng lan tỏa trong cộng đồng nhỏ và đượcnhiều kiều bào hưởng ứng.
Ông Vượng nói việc cổ vũ mọi người dùng hàng Việt ở Mỹlà chuyện đơn giản bởi người nào, gia đình nào cũng phải mua sắm, từbao gạo, chai nước mắm, con cá, con tôm... tới bàn ghế, quần áo và cácmặt hàng thủ công mỹ nghệ.
“Chúng tôi nhất quyết phải mở đường cho hàng Việt chenchân vào thị trường Mỹ, nơi mà hàng Trung Quốc và các nước châu Á đãtràn ngập” - ông Vượng cho biết.
Còn theo bà Thủy thì ngày càng nhiều người thành phốHouston nơi bà đang sống dùng hàng Việt, nhất là sau khi nhiều sản phẩm“made in China” bị tẩy chay vì kém chất lượng.
(Theo Tuổi trẻ)