Vì sao phim Việt khó hội nhập?
Xem - Nghe - Đọc - Ngày đăng : 17:00, 16/03/2010
Ngaytrước khi diễn ra Lễ trao giải Cánh diều vàng 2009 một ngày (13-3), mộtcuộc hội thảo về điện ảnh đã được tổ chức tại Hà Nội với sự tham giacủa các nhà phê bình điện ảnh, đạo diễn, nhà biên kịch... Câu hỏi đặtra: Làm thế nào để điện ảnh Việt Nam hội nhập với quốc tế?
Muốn hội nhập quốc tế phải thắng ngay trên sân nhà
Nhiều ý kiến cho rằng, điện ảnh Việt Nam hiện naymới bắt đầu bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, và muốn vươn ra quốc tếtrước tiên phải thắng ngay trên sân nhà, điều mà chúng ta còn phải phấnđấu dài dài.
Thử đi tìm nguyên nhân dẫn đến việc phim Việt khôngthể hội nhập được với quốc tế, nhà biên kịch Đoàn Minh Tuấn cho rằng,một trong những nguyên nhân dẫn đến thực tế này, là phim Việt nặng tínhtuyên truyền. Trong khi đó, phim nước ngoài đặt sự giải trí lên hàngđầu. Song bên cạnh sự giải trí, phim nước ngoài còn mang một thông điệpcó tính triết lý sâu sắc, còn phim Việt nếu đã giải trí thì đơn thuầnchỉ là giải trí.
Phó Chủ tịch nước NguyễnThị Doan trao giải "Bộ phim xuất sắc nhất" cho Đạo diễn-NSND Đặng Nhật Minh |
Đạo diễn Bùi Thạc Chuyên cũng nhất trí, khán giả khiđến rạp là cần xem một điều gì đáng giá chứ không phải bỏ tiền ra là đểnghe giáo dục. Nhà phê bình Ngô Phương Lan cũng cho rằng, hiện nay,tính giáo huấn trong tác phẩm điện ảnh được đánh giá cao hơn giá trịnghệ thuật.
Thực tế, điện ảnh Việt Nam thời gian qua đã bước đầukhẳng định tiếng nói tại quốc tế, nhưng đó cũng chỉ là con số rất hiếmhoi. Ví dụ như bộ phim “Chơi vơi” sau hàng chục năm thai nghén của đạodiễn trẻ Bùi Thạc Chuyên là một trong số rất ít những bộ phim Việt Namđược đánh giá cao tại quốc tế qua một số giải thưởng tại các liên hoanphim quốc tế. Đây là bộ phim được khán giả trong và ngoài nước đánh giácao về tư tưởng và giá trị nghệ thuật, sự táo bạo về mặt tư tưởng dườngnhư đã tháo gỡ nút thắt mà nhiều đạo diễn trong nước lâu nay ngại chạmđến.
8 bộ phim tham dự tranh giải tại Cánh diều vàng 2009lần này là: Đừng đốt, Chơi vơi, Bẫy rồng, Được sống, 14 ngày phép,Không cân sức, Những nụ hôn rực rỡ, Công chúa Teen và Ngũ hổ tướng, thì“Đừng đốt” đã xóa đi cái quan niệm phân biệt rạch ròi giữa giá trị giáodục với giải trí khi giành được cả giải thưởng của Hội Điện ảnh và giảithưởng do khán giả bình chọn. Đây cũng là bộ phim được đánh giá cao khiđưa đi công chiếu tại một số nước trên thế giới. Hay “Chơi vơi” giànhđược nhiều tình cảm của khán giả.
Đánh giá về điện ảnh Việt trong những năm gần đây,Đạo diễn - NSND Đặng Nhật Minh lạc quan: Ngày nay, không ai nói khángiả trong nước quay lưng lại với phim Việt. Nhưng ông cũng cho rằng,thành tựu nổi bật nhất của điện ảnh Việt Nam thời kỳ đổi mới là dòngphim giải trí, lấy đối tượng phục vụ là khán giả tuổi teen; ngược lại,đối tượng khán giả này đã tạo động lực cho điện ảnh Việt phát triển. Vìvậy, đây cũng chỉ là một nhóm đối tượng khán giả chứ chưa phải là khángiả Việt Nam nói chung.
Cần học gì từ điện ảnh Hàn Quốc?
Từ một số nét tương đồng giữa văn hóa Việt Nam vàHàn Quốc, GS Học viện Điện ảnh Hàn Quốc - Jonathan Kim đã chia sẻ kinhnghiệm làm phim của điện ảnh Hàn Quốc khi 20 năm trước đây, điện ảnhHàn Quốc dường như cũng chỉ là con số không. Năm 1996, hệ thống kiểmduyệt điện ảnh Hàn Quốc thay đổi, mở toang cánh cửa cho phim Hàn Quốc.Đến năm 1999, kể từ khi bộ phim “Shiri” (tên một loại cá Hàn Quốc) ramắt công chúng, với doanh thu cao hơn cả phim bom tấn của Hollywood“Titanic” cùng thời điểm ấy, được người Hàn Quốc gọi là “một loài cáđánh đắm tàu Titanic” đã thay đổi hoàn toàn bộ mặt của điện ảnh HànQuốc. Ông Jonathan Kim chia sẻ những yếu tố khiến điện ảnh Hàn Quốc cóđược bộ mặt như hiện nay, đó là: Hàn Quốc là quốc gia rất linh hoạttrong việc tiếp nhận các yếu tố bên ngoài; truyền hình Hàn Quốc pháttriển mạnh - loại hình quan trọng để quảng bá phim; phim thể hiện đượcbản sắc văn hóa đậm nét...
Một cảnh trong phim Chơi vơi |
Hiện nay, điện ảnh Hàn Quốc được coi như một ngànhcông nghiệp với sự hỗ trợ, đầu tư từ các doanh nghiệp. Điều này còn quámới mẻ đối với điện ảnh Việt Nam. Kinh phí là một trong những vấn đềthen chốt quyết định nên chất lượng tác phẩm, nhưng đây lại chính làvấn đề nan giải của điện ảnh Việt Nam. GS. Trần Luân Kim, Chủ tịch HộiĐiện ảnh cho rằng, các doanh nghiệp nên coi điện ảnh là đối tượng kinhdoanh của mình. Nhưng nói gì thì nói, muốn các doanh nghiệp lựa chọnđầu tư, thì bản thân những nhà làm phim phải làm tốt sản phẩm của mìnhtrước đã...
Sau nhiều bàn luận, GS. Trần Luân Kim cũng thừa nhậnmột thực tế, chúng ta nhìn ra nước ngoài nhưng cũng phải giải quyếtnhững vấn đề hiện nay dựa trên... tình hình thực tế mà chúng ta đangcó. Và đương nhiên, điện ảnh Việt Nam hiện nay đang phát triển dựa trênđiều kiện thực tế của Việt Nam, chứ không phải Hàn Quốc.
(Theo VOV)