Nâng cao hiệu quả giám sát của Thường trực HĐND xã

Bạn đọc viết - Ngày đăng : 05:07, 12/04/2010

Qua thực tế cho thấy, muốn phát huy tốt chức năng giám sát của HĐND xãnói chung và Thường trực HĐND xã nói riêng thì cần phải có các yếu tốvà giải pháp sau.<!--Session data-->
Điều 68 Luật Tổ chức HĐND và UBND quy định chức năng giám sát của HĐND các cấp, trong đó có HĐND xã. Thông qua hoạt động thực tế của địa phương, với vai trò là Thường trực HĐND xã, tôi nêu một số kinh nghiệm thực hiện vai trò giám sát của Thường trực HĐND xã:


Trong quá trình hoạt động, Thường trực HĐND xã phải chủ động phối hợp với UBND và Ủy ban MTTQ xã trong việc chuẩn bị các nội dung và tổ chức thành công các kỳ họp của HĐND. Trước kỳ họp, tổ chức tiếp xúc cử tri, xin ý kiến nhân dân về định hướng phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, việc đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi của xã; tổng hợp ý kiến của cử tri, thống nhất với lãnh đạo UBND xã, chỉ đạo các cán bộ chuyên môn có trách nhiệm trả lời chất vấn bằng văn bản. Sau kỳ họp, Thường trực HĐND xã có trách nhiệm tiếp tục giám sát, đôn đốc các cán bộ chuyên môn thực hiện, không để tình trạng có ý kiến đề nghị nhiều lần mà không thực hiện.


Việc tiếp xúc cử tri là một trong những nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên của đại biểu HĐND, bởi thông qua đó các đại biểu HĐND nắm bắt nguyện vọng chính đáng của cử tri để phản ánh với Thường trực HĐND và các cán bộ chuyên môn của UBND xem xét, giải quyết theo thẩm quyền; đồng thời qua tiếp xúc cử tri, đại biểu HĐND báo cáo, thông tin lại cho cử tri về kết quả giải quyết đó. Việc tiếp thu, giải quyết kịp thời các ý kiến, kiến nghị của cử tri từ phía các cán bộ chuyên môn của UBND xã đã góp phần khẳng định vai trò, uy tín và hiệu quả hoạt động của đại biểu HĐND cấp xã. Vì vậy, việc tiếp xúc, tiếp thu, giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri luôn được Thường trực HĐND xã đổi mới theo yêu cầu nhiệm vụ mà thực tế các kỳ họp đặt ra.

Qua thực tế cho thấy, muốn phát huy tốt chức năng giám sát của HĐND xã nói chung và Thường trực HĐND xã nói riêng thì cần phải có các yếu tố và giải pháp sau:

Một là, Thường trực HĐND xã phải có đủ năng lực, trình độ và nghiệp vụ chuyên môn, nắm bắt kịp thời các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, nghị quyết của HĐND các cấp; áp dụng vào thực tiễn của địa phương cho      phù hợp.

Hai là, Thường trực HĐND xã phải thể hiện rõ vai trò trách nhiệm của mình trước HĐND và cử tri, luôn thể hiện là cơ quan quyền lực đại diện và bảo vệ quyền lợi chính đáng của cử tri ở địa phương.

Ba là, các hoạt động giám sát phải thường xuyên, liên tục, toàn diện, chất lượng giám sát phải được nâng cao.

Bốn là, Đảng uỷ xã phải luôn luôn chỉ đạo sâu sát và tạo điều kiện thuận lợi để cho Thường trực HĐND xã hoàn thành tốt chức năng giám sát, giúp cấp uỷ lãnh đạo chính quyền sâu sát hơn, hiệu     quả hơn.

Năm là, Thường trực HĐND huyện cần bồi dưỡng nghiệp vụ để nâng cao chất lượng hoạt động và chức năng giám sát của Thường trực HĐND cấp xã, tránh hoạt động giám sát chỉ là hình thức, một năm ngoài 2 kỳ họp thì không có việc mà làmn

LÊ TRUNG ĐẠO
(Phó Chủ tịch HĐND xã Bình Lãng, Tứ Kỳ)