Tài liệu chưa từng công bố của chính quyền Sài Gòn: Đội quân tan rã
Tin tức - Ngày đăng : 13:57, 21/04/2010
Đội quân 1,1 triệu người của quân đội Sài Gòn nhanh chóng tan rã trước sức tấn công của quân giải phóng - Ảnh: Tư liệu |
Phước Long thất thủ
Tháng 12.1974, Bộ Tư lệnh Miền phát lệnh cho toàn thể các lực lượngquân giải phóng miền Nam VN tiến lên "kiên quyết trừng trị bọn Mỹ -Thiệu ngoan cố và hiếu chiến, kiên quyết đập tan hệ thống đồn bốt củađịch, mở rộng vùng giải phóng, giành quyền làm chủ về tay nhân dân".
Địa bàn Phước Long được quân giải phóng chọn làm chiến trường đểkiểm nghiệm về cam kết tái can thiệp vào VN bằng quân sự của Mỹ, cũngnhư phản ứng của chính quyền Sài Gòn. Ngày 13.12.1974, quân giải phóngbắt đầu cuộc tiến công bằng việc đánh chiếm, làm chủ quận lỵ và chi khuĐức Phong. Đến ngày 6-1-1975, đã hoàn toàn giải phóng Phước Long vớiviệc làm chủ tòa hành chính của tỉnh.
"Tổngthống Nguyễn Văn Thiệu có lý khi xác nhận rằng quân giải phóng đã tậptrung nhiều sư đoàn tại vùng cao nguyên. Nhưng điều này không giảithích được quyết định bất ngờ của ông nhằm giao cho quân giải phóngquyền kiểm soát nhiều tỉnh mà không chiến đấu gì cả. Sự triệt thoáikhỏi Huế, mang rất nhiều ý nghĩa về chiến lược, chính trị và biểutượng. Việc xác nhận rằng áp lực của quân giải phóng đã trở nên quámạnh không đủ để giải thích tại sao một cuộc rút lui trở thành một sựtháo chạy…". (Báo Le Monde ngày 21.3.1975, lưu tại Phủ đặc ủy T.Ư tình báo chính quyền Sài Gòn) |
Đến thời điểm Phước Long bị tấn công, chính quyền Sài Gòn vẫn chưanghĩ rằng đó là cuộc tiến công giải phóng hoàn toàn một tỉnh. Do đó báocáo quân sự tháng 12.1974 vẫn ghi nhận những tin tức trên chiến trườngchỉ ở mức độ sôi động. Đến ngày 27.12.1974, bức thư kêu cứu của linhmục Trần Đức Sâm (Chánh xứ tỉnh lỵ Phước Long) gửi linh mục Cao VănLuận - và được chuyển đến Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu - cho thấy tìnhhình đã hết sức hỗn loạn: "...quân đội, cả sĩ quan chỉ nghĩ đến chuyệnmột chạy hai chết, ông Tỉnh (Tỉnh trưởng Phước Long - BT) không dám nóithật với thượng cấp nên giấu không cho đồng bào đi, chúng con can thiệpcũng có cấp giấy đi máy bay nhưng dặn không cho ai lên máy bay,... mộtsố công chức, nhà giàu họ hối lộ với phi công gunship thì thoát thânđược với giá hai ba chục ngàn một người. Thế thì con nhà nghèo sao điđược. Sau khi thấy CIA ở Biên Hòa gọi nhân viên ở Phước Long về, chúngcon biết là họ được bỏ Phước Long... Thật là bi thảm, chết đến nơi...Hiện nay, nhìn vào tình hình Việt cộng, nhìn vào tinh thần lính, nhìnvào sự tăng viện nhỏ giọt của quân đoàn không ai có thể tin là PhướcLong có thể cầm cự nổi nếu bị đánh. Tất cả vợ con từ đại tá cho đến cácty sở đã đi từ một vài ngày đầu nổ súng... Số lính ít ỏi quân đoàn vừacho lên Phước Long là lính Sư đoàn 5, bạc nhược và thua ở Snoul, mệtmỏi nơi chiến trường An Điền, nên chả làm được gì. Ông Tỉnh nay đang bịdân oán, công chức, quân nhân ghét, làm sao có thể giữ nổi mảnh đất cònlại trước sức mạnh dồi dào về vũ khí lẫn tinh thần của Việt cộng...".
Ngày 7.1.1975, sau khi Phước Long thất thủ, chính quyền Sài Gòn vẫnkhông có kế hoạch hay hành động nào đáp trả. Nguyễn Văn Thiệu chỉ kêugọi dân chúng "bình tĩnh" và cho rằng: "Việc Việt cộng tấn chiếm PhướcLong phải được xem là một việc nhất thời thôi". Mãi đến ngày 10.1, saukhi không nhận được tín hiệu nào từ phía Mỹ, tổng thống chính quyền SàiGòn mới đăng đàn diễn thuyết, khẳng định "Chúng ta sẽ trở lại PhướcLong" và động viên các lực lượng: "Chúng ta hãy cùng nhau tay nắm tay,siết chặt hàng ngũ, vững bước tiến lên trong niềm tin mãnh liệt vàothắng lợi cuối cùng của chánh nghĩa quốc gia dân tộc".
Thế nhưng, ngược với những tuyên bố, chính quyền Sài Gòn không hề có một hành động phản kích nào.
Tháo chạy
Việc giải phóng Phước Long đã mở ra thời cơ lớn cho quân giải phóngtiến hành cuộc Tổng tiến công mùa xuân 1975. Ngày 10.3, chiến dịch TâyNguyên mở màn và sau 33 giờ tiến công, quân giải phóng đã làm chủ thịxã Buôn Ma Thuột. Ngày 20.3, quân đội Sài Gòn rút khỏi hầu hết các tỉnhTây Nguyên, duyên hải miền Trung và quân giải phóng tấn công vào Huế.
Bào chữa cho quyết định bỏ Tây Nguyên, tổng thống chính quyền SàiGòn cho đó là cuộc rút lui chiến thuật. Trong bài phát biểu ngày20.3.1975, ông Thiệu cho rằng: "Riêng tại cao nguyên, nơi mà chúng taphải chiến đấu trong thế 1 chống lại 4, quân lực VN cộng hòa buộc phảitái phối trí trong giai đoạn này. Vì vậy quân lực ta đã không cố thủhai thị xã Kontum và Pleiku". Thế nhưng, tường trình ngày 10.4 củatrung tá Lò Văn Bảo - Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Phú Bổn - chothấy quyết định của Nguyễn Văn Thiệu đã tạo ra một cuộc tháo chạy hỗnloạn theo phản ứng dây chuyền: "...chính đoàn quân Pleiku, Kontum dichuyển ồ ạt ngang Phú Bổn cộng với hàng trăm ngàn dân chúng và gia đìnhbinh sĩ thuộc hai nơi trên di chuyển trong sự rối loạn, mất trật tự đãlàm cho một phần lớn binh sĩ địa phương quân, nghĩa quân thuộc Tiểu khuPhú Bổn hoang mang và đưa đến sự rã ngũ của các đơn vị, vì họ nghĩ rằnglực lượng chính quy hùng mạnh như thế nào, đàn anh của họ là biệt độngquân, chủ lực quân dũng mãnh ra sao mà phải di tản thì họ làm sao đủsức để chống trả với Cộng sản...".
Tinh thần của binh sĩ Sài Gòn suy sụp nghiêm trọng dẫn tới đào ngũ ồạt, như Lò Văn Bảo viết: "Trên đường rút lui, tôi đã chứng kiến mộtcảnh thương tâm là một nghĩa quân viên đã dùng súng sát hại cả vợ convà sau đó tự sát theo. Số 100 nghĩa quân viên trên đường rút lui quangày hôm sau cũng chỉ còn lại khoảng 30 người, 1 tiểu đoàn địa phươngthuộc Chi khu Sơn Hòa rút lui cũng chỉ còn lại quân số ước chừng 100người. Nguyên do cũng vì tinh thần quá dao động cộng thêm gánh nặng giađình với bầy con thơ dại và họ hàng thân thuộc, làm sao có thể đi đượcvới lệnh rút lui quá cấp bách và đoạn đường đầy gian nguy...". (Còn tiếp)
(Theo Thanh niên)