Ký ức bài ca chiến thắng

Tin tức - Ngày đăng : 07:50, 25/04/2010

Tối 28-4-1975, sau bản tin thời sự trên sóng phát thanh, nhạc sĩ Phạm Tuyên đã dự cảm về ngày giải phóng rất gần. Trong vòng 90 phút, ông đã viết xong ca khúc Như có Bác trong ngày đại thắng.

Nhiềungười đã xem Như có Bác trong ngày đại thắng là ca khúc để đời của nhạcsĩ Phạm Tuyên. Nhạc sĩ Hà Nội này cũng đã kể về ca khúc ấy quá nhiều.Tuy nhiên, lần đầu tiên sau 35 năm, tác giả tiết lộ với chúng tôi nhữngcâu chuyện bên lề, những ký ức chưa tiết lộ về bài hát, sựra đời của ca khúc này đúng vào ngày đại thắng của dân tộc.


Bất ngờ từ Sài Gòn


Ngày 6-5-1975,lần đầu tiên Như có Bác trong ngày đại thắng vang lên trên làn sóng củaĐài Phát thanh Giải phóng Sài Gòn. Nhân dân cả hai miền cùng hòa chunggiai điệu của khúc ca khải hoàn mừng ngày toàn thắng.


Khi Đài Phátthanh Giải phóng Sài Gòn phát ca khúc này trên sóng, chính nhạc sĩ PhạmTuyên cũng ngỡ ngàng bởi ông và Đài Tiếng nói VN vẫn chưa kịp gửi bàihát và băng thu thanh vào Sài Gòn.

Những ngày người Sài Gònngân nga điệp khúc VN - Hồ Chí Minh! VN - Hồ Chí Minh! ấy, nhạc sĩ PhạmTuyên đang ở Hà Nội và ông được một người bạn thông báo rằng hàng triệungười dân phương Nam đang hát vang bài hát của ông.


Trước đó mộttuần, vào chiều 30-4-1975, người Hà Nội đã được nghe Như có Bác trongngày đại thắng, chỉ vài giờ sau khi lá cờ của Mặt trận Dân tộc Giảiphóng miền Nam tung bay trên nóc Dinh Độc Lập.

Hai ngày trướcthời khắc lịch sử năm 1975 ấy, bài hát được dàn nhạc của Đài Tiếng nóiVN thu âm dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng Cao Việt Bách và phần lĩnhxướng của hai nghệ sĩ Đặng Hùng - Tuyết Thanh.




Nhạc sĩ Phạm Tuyên vẫn nhớ rõ từng kỷ niệm về ca khúc Như có Bác trong ngày đại thắng sau 35 năm sáng tác


Trong căn nhà nhỏcủa mình những ngày tháng 4 lịch sử sau 35 năm, vị nhạc sĩ có nụ cườidễ mến xúc động nhớ lại: “Chưa có buổi thu thanh bài hát nào ở ĐàiTiếng nói VN mà từ người kéo đàn đến nhạc trưởng cũng như ca sĩ đềurưng rưng nước mắt như thế. Khi ca khúc được thu âm xong thì chính tôivà anh Trần Lâm, Giám đốc Đài Tiếng nói VN, cùng khóc”.


Chỉ trong chiều30-4-1975, bài hát vừa ra đời trước đó 2 ngày của nhạc sĩ Phạm Tuyên đãđược phát đi phát lại hơn 40 lần trên sóng Đài Tiếng nói VN. Cứ sau mộtbản tin thông báo thắng trận tới nhân dân trong nước và bạn bè trên thếgiới là bài hát lại vang lên hào hùng.


Ngày 1-5-1975,nhạc sĩ Phạm Tuyên cũng giống như bao người Hà Nội khác đổ ra bờ hồHoàn Kiếm hít thở bầu không khí chiến thắng và thống nhất. Thật tìnhcờ, trên các đường phố quanh hồ Hoàn Kiếm, xe quân nhạc của quân đội vàcác nghệ sĩ của Nhạc viện Hà Nội cũng hát vang bài hát của ông để phụcvụ nhân dân.

“Các nhạc công và ca sĩ bảo với tôi rằng họ vừakịp thu âm lại ca khúc trên đài buổi chiều hôm trước. Họ đã chép lạitừng nốt nhạc và chơi đàn, hát theo tiếng vọng từ bao con tim. Ngày2-5-1975, trên Báo Nhân Dân, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng có bài viếtnêu bật ý nghĩa của chiến thắng lịch sử nhan đề Như có Bác trong ngàyđại thắng” – nhạc sĩ Phạm Tuyên cho biết.


Muốn reo vui một tiếng


Ca khúc Như cóBác trong ngày đại thắng như là đơn đặt hàng của thời đại và hàng triệucon tim ở thời điểm lịch sử cách nay 35 năm. Đứa con tinh thần của nhạcsĩ giờ đã trở thành tài sản chung của người VN và được coi như một bàihát cộng đồng.

Nhiều lúc, nhiều nơi, người ta hát ca khúc nàymà cũng không quan tâm đến tác giả của nó là ai. Nhạc sĩ Phạm Tuyên tâmsự: “Đó là một phần thưởng vô giá với tôi. Khi ca khúc được thu âmxong, tôi có cảm giác đó là một bài mà mình đã sáng tác từ lâu rồi. Lờihát vang lên như đã quen rồi và nếu tôi không sáng tác bài hát này thìsẽ có một người khác sẽ sáng tác thôi”.


Nhạc sĩ PhạmTuyên cho biết đầu tháng 4-1975, ông dự định cho ra đời một bản hợpxướng 4 chương để đáp ứng đơn đặt hàng của Ban Tuyên huấn “có sáng táchoành tráng xứng tầm chiến thắng lịch sử”.

Thế rồi, sau rấtnhiều đêm trằn trọc, ông chỉ có thể phác họa ý tưởng của bản trường cachứ không thể “nặn” ra một nốt nhạc nào. “Tối 28-4, sau bản tin thời sựnói về vụ ném bom sân bay Tân Sơn Nhất, trong tôi có một dự cảm về ngàygiải phóng đang đến rất gần. Tôi bỗng muốn reo vui lên một tiếng”- nhạcsĩ kể.




Bản thảo ca khúc Như có Bác trong ngày đại thắng, được viết ngày 28-4-1975


Ngay sau bản tintrên Đài Tiếng nói VN, chỉ trong khoảng 90 phút, từ 21 giờ 30 đến 23giờ, nhạc sĩ Phạm Tuyên đã viết xong cả phần lời và phần nhạc của Nhưcó Bác trong ngày đại thắng. Ông kể: “Viết xong, tôi cảm thấy như trảđược một món nợ với chính bản thân mình. Đêm đó, tôi ngủ ngon lành vàthanh thản như người nông dân vừa cày xong thửa ruộng”.


Mười năm sau ngàygiải phóng, nhạc sĩ Phạm Tuyên được tặng thưởng Huân chương Lao độnghạng nhất vì chính ca khúc ông sáng tác vào tháng 4-1975. Đây là một sựkiện chưa có khi nhạc sĩ được tặng huân chương nhờ một bài hát. Xungquanh chuyện được trao huân chương này cũng có nhiều kỷ niệm khiến nhạcsĩ nhớ mãi. “Vài ngày sau khi nhận huân chương, tôi có vào Nammột chuyến. Gặp lại nhiều bạn bè, anh em văn nghệ sĩ, họ biết tin bàihát của tôi nhận huân chương và ai cũng đòi tôi phải “rửa”. Sau vụ“rửa” huân chương đó, gia đình tôi bị thâm hụt ngân sách nặng. Đó lànăm mà tôi tiêu nhiều tiền nhất nhưng vui nhất” – nhạc sĩ họ Phạm tiếtlộ.


Trong buổi hộithảo ở một tỉnh nọ, nhạc sĩ Phạm Tuyên ngồi ghế dự thính. Ban đầu,người ta đứng trang nghiêm hát Quốc ca để khai mạc hội thảo. Đến lúctổng kết, họ chan hòa trong lời ca Ba mươi năm dân chủ cộng hòa khángchiến đã thành công... “Tôi hỏi những đại biểu ngồi cạnh mình và tất cảđều không biết tác giả của bài hát là ai nhưng họ luôn hát nó với tìnhyêu phơi phới dành cho Bác Hồ và đất nước”- nhạc sĩ tự hào.


Gửi nắng ra Bắc, gửi nhạc vào Nam


Như có Bác trongngày đại thắng là tiếng reo vui của một con tim và được hàng triệutriệu con tim cộng hưởng nhưng đó cũng là tiếng lòng thổn thức của nhạcsĩ Phạm Tuyên với phương Nam, với TP mang tên Bác. Trước đó, năm 1969,ông đã gửi vào miền Namca khúc Tiếng hát những đêm không ngủ cho những đồng nghiệp hoạt độngphong trào thanh niên sôi nổi và “hát cho đồng bào tôi nghe”.

Tiếnghát những đêm không ngủ của Phạm Tuyên được các nhạc sĩ Tôn Thất Lập,Trần Long Ẩn... đưa vào đời sống và trở thành một trong những ca khúcchính cổ vũ phong trào học sinh - sinh viên miền Nam.


Năm 1972, miềnBắc bị bom Mỹ tàn phá, Phạm Tuyên sáng tác ca khúc Hà Nội- Điện BiênPhủ được phát đi phát lại nhiều lần trên chương trình “Phát thanh Tiếnghát miền Nam” của Đài Tiếng nói VN. Bài hát đó được xem như một lời hứacủa lũy thép Hà Nội với thành đồng Sài Gòn rằng sẽ chiến đấu đến cùngđể chờ ngày thống nhất, non sông nối liền một dải.


Theo nhạc sĩ PhạmTuyên, một trong những ca khúc ông vừa ý nhất có sự giao hòa cảm xúcgiữa hai miền đất nước là Gửi nắng cho em ra đời năm 1977 trong mộtchuyến nhạc sĩ công tác ở TP mang tên Bác.Bài hát này đã từng có thời không được lưu hành vì bị cho là “có tư tưởng xấu” sau ngày giải phóng.

Mùaxuân năm 1982, Gửi nắng cho em qua tiếng hát Ngọc Tân đã làm hàng triệutrái tim lay động. Thế rồi, bài hát được phổ thơ này đã trở thành tâmsự chung của rất nhiều người ở phương Namthương về cái rét miền Bắc.


Mười năm sau ngàyđất nước thống nhất, nhạc sĩ Phạm Tuyên lại gửi tới TPHCM ca khúc Thànhphố mười mùa hoa, tràn ngập sức sống và lạc quan để nhìn tới tương lai.Ông thổ lộ: “Hồi đi bộ đội, tôi ao ước một ngày được cùng đoàn quângiải phóng tiến vào Sài Gòn. TP phương Nam này chính là động lực để tôi có những sáng tác mà mình tâm đắc nhất”.

Từ Việt Nam tới Nhật Bản

Cáchđây chừng một tháng, một nhóm nhạc sĩ Nhật Bản đã sang giao lưu với HộiÂm nhạc Hà Nội. Họ tặng những người bạn đồng nghiệp VN hoa anh đào, hátnhững bài hát của Nhật và đặc biệt thuộc làu ca khúc Như có Bác trongngày đại thắng.


Nhạcsĩ Phạm Tuyên cho biết năm 2006, nhạc sĩ Takimoto nổi tiếng của Nhật đãsang VN với ý định viết một bản trường ca về đất nước VN mới ở thời đạiHồ Chí Minh.

Công việc đầu tiên của nhạc sĩ người Nhật này làtìm gặp Phạm Tuyên. Takimoto đã hỏi Phạm Tuyên một câu mà chính tác giảNhư có Bác trong ngày đại thắng cũng không trả lời được: “Vì đâu mà bàihát này đã xuất hiện ở Nhật từ năm 1979 và được giới văn nghệ sĩ yêuchuộng hòa bình của Nhật hát rất nhiều?”.


(Theo Người lao động)