Băn khoăn của tư lệnh chiến dịch
Tin tức - Ngày đăng : 14:28, 05/05/2010
Bộ đội kéo pháo vượt rừng núi vào Điện Biên Phủ -
Ảnh tư liệu của Viện bảo tàng quân sự (T.Sơn chụp lại)
Điều băn khoăn này được Đại tướng Võ Nguyên Giáp thể hiện trong hồi ký: “Từhội nghị Thẩm Púa tới khi đưa pháo vào trận địa đối với tôi là một thờigian rất dài. Nhiều đêm thao thức. Suy tính, cân nhắc rất nhiều lần,vẫn chỉ tìm thấy rất ít yếu tố thắng lợi. Tôi căn dặn các phái viên đinắm tình hình, thấy bất cứ điều gì đáng chú ý đều phải báo cáo kịpthời. Mọi người đều phản ánh tinh thần chuẩn bị chiến đấu rất cao củacán bộ, chiến sĩ. Đại đoàn trưởng 312 Lê Trọng Tấn nói với tôi trongquá trình chiến đấu, sẽ phải đột phá liên tục ba lần mới vào được trungtâm. Nhưng đây chỉ là sự tính toán công việc phải làm. Đại đoàn trưởng308 Vương Thừa Vũ, đảm nhiệm mũi thọc sâu, hoàn toàn giữ im lặng. Sangngày thứ chín, hai ngày trước khi nổ súng, đồng chí Phạm Kiệt, Cục phóCục Bảo vệ, theo dõi việc kéo pháo ở phía Tây, đề nghị gặp tôi qua điệnthoại. Anh Kiệt nhận xét: “Pháo của ta đều đặt trên trận địa dã chiến,địa hình rất trống trải, nếu bị phản pháo hoặc máy bay đánh phá sẽ khótránh tổn thất. Một số pháo vẫn chưa kéo được tới trận địa”. (Tổng tập Hồi ký, Sđd, tr. 921, 922).
Điều cần nói thêm ở đây là các khẩu pháo 105 mm của ta được ô tô kéovào cách trận địa dã chiến từ 9 đến 12 km tùy theo vị trí bố trí. Ngàybắt đầu kéo pháo bằng tay là 15-1-1954, với dự kiến ban đầu là chỉ 4 -5 ngày pháo sẽ vào nơi bố trí trận địa. Nhưng thực tế lại không nhưvậy. Do đường mới mở tạm để kéo pháo, lại nhiều đèo dốc, bộ đội chưa cókinh nghiệm kéo các khẩu pháo nặng trên 2 tấn, trong khi máy bay củaPháp liên tục quần lượn, bắn phá, nên tốc độ kéo pháo rất chậm. Đếntrước ngày 20-1, ngày dự định nổ súng, pháo vẫn chưa vào đến vị trí,buộc bộ chỉ huy chiến dịch phải lùi ngày nổ súng đến 25-1-1954.
Tướng Navarre và Cogny kiểm tra công tác bố phòng của quân Pháp |
Mặt khác, cứ mỗi ngày trôi qua, tin tức từ ba nguồn: các đơn vị đangtriển khai bao vây, từ trinh sát của Bộ và từ tin của địch thu qua vôtuyến điện dồn dập báo về Sở chỉ huy cho thấy quân Pháp đang khẩntrương tăng thêm lực lượng, đặc biệt là ở các điểm cao phíađông tập đoàn cứ điểm, khiến đại tướng càng thêm suy nghĩ. Ông nhớ lại:“Tôi được biết ở Mường Thanh, quân địch đã có thêm nhiều xe tăng vàtrên bốn chục khẩu pháo 105 và 155 ly. Ở nhiều cứ điểm, địch đã xâydựng công sự kiên cố. Tôi đặc biệt chú ý hệ thống công sự phụ, nhữnghàng rào dây thép gai và bãi mìn địch không ngừng mở rộng mỗi ngày, cónơi đã rộng tới hơn 100 mét, thậm chí 200 mét. Ngày 24-1-1954, Cục 2báo cáo, trong ngày địch vừa tăng cường cho Điện Biên Phủ thêm một tiểuđoàn, đưa lực lượng lên tới 10 tiểu đoàn (thực tế lúc đó địch đã có 12tiểu đoàn). Những cứ điểm phía tây, nơi mũi chính Đại đoàn 308 sẽ độtphá, tuy không mạnh như một số cao điểm, nhưng nằm trên cánh đồngtrống, bộ đội không có địa hình ẩn náu, địch dễ sử dụng xe tăng, pháobinh, máy bay và lực lượng phản kích đối phó. Đồng chí Hiếu (Chánh vănphòng Bộ) nhận xét: “Công tác tư tưởng mới nhắc nhiều tới quyết tâm màít bàn tới khắc phục những khó khăn trong trận đánh”. Gần ngày nổ súng,cơ quan tác chiến báo cáo: trung đoàn trưởng Hoàng Cầm ở 312 đề nghịtrả lại bớt pháo, vì được trao quá nhiều pháo! Đây là hiện tượng cầnchú ý. Chưa bao giờ một đơn vị đột kích lại từ chối pháo phối thuộc”. (Tổng tập Hồi ký, Sđd, tr.923)
Sử dụng cách đánh như thế nào cho hiệu quả, vừa hạn chế tổn thất vừacó thể giành thắng lợi, là biểu hiện rõ nhất tài cầm quân của người chỉhuy ngoài mặt trận. Đây lại là trận đánh quyết định. Điều đó khiến vịtư lệnh chiến dịch càng thêm băn khoăn, suy nghĩ. Đại tướng thổ lộ:“Tôi cảm thấy như cả tháng đã trôi qua. Mỗi ngày, tôi càng nhận thấy rõlà không thể đánh nhanh được. Lời Bác dặn trước lúc lên đường và nghịquyết Trung ương hồi đầu năm lại văng vẳng bên tai: Chỉ được thắng,không được bại, vì bại thì hết vốn!”.
Đại tướng hồi tưởng: “Đêm ngày 25-1-1954, tôi không sao chợpmắt. Đầu đau nhức. Đồng chí Thùy, y sĩ, buộc lên trán tôi một nắm ngảicứu. Tôi đã hiểu vì sao mọi người đều lựa chọn phương án đánh nhanh?Vấn đề tiếp tế khó khăn chỉ là một lý do. Chúng ta không phải hoàn toànkhông có cách khắc phục khó khăn này. Lý do chính là e thời gian chuẩnbị kéo dài, địch sẽ tăng thêm quân, tập đoàn cứ điểm ngày càng mạnh, sẽlàm ta mất cơ hội tiêu diệt địch. Nhiều người cho rằng sự xuất hiện lầnđầu của lựu pháo và cao xạ sẽ làm quân địch choáng váng. Nhưng chúng tachỉ có vài ngàn viên đạn? Đặc biệt, mọi người đều tin vào khí thế củabộ đội khi xuất quân, tin vào sức mạnh tinh thần. Nhưng sức mạnh tinhthần cũng có những giới hạn. Không phải chỉ với sức mạnh tinh thần caomà lúc nào cũng chiến thắng quân địch! Chúng ta cũng không thể giànhthắng lợi với bất kể giá nào, vì phải giữ gìn vốn liếng cho cuộc chiếnđấu lâu dài”. (Tổng tập Hồi ký, Sđd, tr.923, 924).
Ba khó khăn hiện lên rất rõ.
Thứ nhất, bộ đội chủ lực ta đến nay chỉ tiêu diệt cao nhất là tiểuđoàn địch tăng cường, có công sự vững chắc ở Nghĩa Lộ. Ở Nà Sản, chúngta mới đánh vào vị trí tiểu đoàn, dưới tiểu đoàn, công sự dã chiến nằmtrong tập đoàn cứ điểm, vẫn có những trận không thành công, bộ độithương vong nhiều.
Thứ hai, trận này tuy ta không có máy bay, xe tăng, nhưng đánh hiệpđồng binh chủng bộ binh, pháo binh với quy mô lớn lần đầu, mà lại chưaqua diễn tập. Có trung đoàn trưởng xin trả lại pháo vì không biết phốihợp thế nào!
Thứ ba, bộ đội ta từ trước đến nay mới chỉ quen tác chiến ban đêm, ởnhững địa hình dễ ẩn náu. Chủ lực ta chưa có kinh nghiệm công kiên banngày trên địa hình bằng phẳng, với một kẻ địch có ưu thế về máy bay,pháo binh và xe tăng. Trận đánh sẽ diễn ra trên một cánh đồng dài 15km, rộng 6-7 km...
Theo đại tướng thì tất cả mọi khó khăn đó đều “chưa được bàn bạc kỹvà tìm cách khắc phục”. Nhưng giờ giải quyết ra sao thì chính ông cũngchưa biết rõ...
PGS-TS Nguyễn Mạnh Hà
(Theo Thanh Niên)