Lúa chín rộ nhưng không dám gặt
Nông nghiệp - Nông thôn - Ngày đăng : 15:19, 08/05/2010
Ông Hà Mười bên đồng lúa chín vàng nhưng không dám thu hoạch |
Trong khi đó, đối tác thu mua lúa giống đã biệt tăm từ ngày biết lúa không đạt chuẩn làm giống.
Né tránh trách nhiệm
Ông Hà Mười (thôn Trung An, thị trấn Ái Nghĩa, ĐạiLộc) có 1.500m2 trồng lúa giống TH 3-4 đã quá hạn thu hoạch nhiều ngàynhưng vẫn không dám tuốt lúa vì chưa có sự chấp thuận của đối tác thumua.
“Bây giờ chỉ cần một trận mưa rào hoặc gió mạnh thìgia đình tôi trắng tay vì lúa rụng sạch” - ông Mười lo lắng. Không chỉriêng gia đình ông Mười, hàng trăm hộ nông dân khác ở khu vực này cũngrơi vào cảnh tương tự khi lúa chín vàng, có nơi cọng lúa đã khô ráp cúisát đất mà chưa dám gặt. Đặc biệt, nếu có gặt mang về cũng không thểxay gạo ăn vì trước đó nó được sử dụng quá nhiều hóa chất. Thêm nữanăng suất của các cánh đồng lúa giống này chỉ bằng 1/3 năng suất lúa ănbình thường trong huyện.
Từ vài năm trước, hàng ngàn hộ dân huyện Đại Lộc đãchuyển từ việc sản xuất lúa ăn sang làm lúa giống nhằm cung cấp giốngcho cả nước. Theo đó, Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp và kinh doanh tổnghợp thị trấn Ái Nghĩa đứng ra thay mặt nông dân ký kết với ba công tysản xuất giống tại miền Bắc để cung cấp giống, gồm Công ty cổ phầnGiống cây trồng trung ương, Công ty TNHH Cường Tân và Viện Sinh họcnông nghiệp (thuộc Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội).
Theo hợp đồng, phía các công ty sẽ chịu trách nhiệmtoàn bộ về việc hướng dẫn kỹ thuật sản xuất từ khi trồng lúa đến khâuthu mua. Các công ty này còn bảo đảm năng suất lúa sẽ là 1,8 tấn lúagiống/ha. Nông dân chỉ thực hiện đúng các quy trình kỹ thuật và chấphành sự chỉ đạo của các công ty này. Khi thu hoạch, các công ty này thumua với mức 1kg lúa giống sẽ quy đổi thành 4kg lúa ăn cho nông dân.
Tuy nhiên, vụ lúa đông xuân 2010 này thời tiết diễn rathất thường, trời trở lạnh đột ngột nên lúa giống không đạt yêu cầu. Kểtừ đó nhân viên kỹ thuật của ba công ty trên không xuất hiện trên cánhđồng cùng nông dân nữa, cho đến khi lúa chín đầy đồng quá ngày thuhoạch.
Ngồi trên lửa
Chủ nhiệm HTX dịch vụ nông nghiệp và kinh doanh tổnghợp Ái Nghĩa, ông Thái Quang Thám, bức xúc: “Đúng ra các công ty nàyphải đến thương lượng đền bù và hỗ trợ người dân theo những điều khoảnđã ký kết trong hợp đồng thì họ lại im lặng”.
Ông Thám cho biết nếu đúng quy trình thì toàn bộ gần600ha lúa giống nay đã thu hoạch xong, nông dân có thể cày xới chuẩn bịvụ sau. Tuy nhiên, nhập nhằng hiện tại vẫn chưa được giải quyết khiếnchính quyền và hàng ngàn hộ dân như ngồi trên lửa. Nếu không kịp thờithu hoạch, ước tính thiệt hại của nông dân không dưới 20 tỉ đồng trongvụ này.
Cũng theo ông Thám, tại buổi làm việc mới đây với đạidiện các công ty thu mua lúa giống cho dân thì họ không đền bù theo hợpđồng đã ký trước đó (tức 7,2 tấn lúa thông thường/ha) mà chỉ xin cơ chếhỗ trợ theo quyết định 142 của Thủ tướng Chính phủ.
“Nếu đền bù theo quyết định 142 thì nông dân chỉ đượchỗ trợ 1,5 triệu đồng/ha. Với mức hỗ trợ này người dân không đủ bù đắpchi phí sản xuất, vì chi phí sản xuất 1ha lúa giống đã lên đến 2 triệuđồng” - ông Thám cho biết.
Theo ông Đỗ Bá Vọng - phó giám đốc Công ty cổ phầnGiống cây trồng trung ương, đơn vị đã báo cáo cho chính quyền tỉnhQuảng Nam, Cục Trồng trọt và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn vềvấn đề trên. Trách nhiệm của công ty là thu mua theo hợp đồng, nhưngtrước rủi ro này thì người nông dân và doanh nghiệp cũng như các bộngành cùng nhau chia sẻ. Trước tiên sẽ tiến hành cho bà con gặt lúa,thống kê sản lượng, sau đó cùng chính quyền và nông dân nhóm họp đểthương lượng lại vấn đề đền bù.
Trong khi đó ông Lê Tấn Hóa, trưởng thôn Gió Đông, thịtrấn Ái Nghĩa, cho biết gần 60 hộ dân sản xuất lúa giống của địa phươngkhông thống nhất với đề xuất của các công ty này. “Khi các công ty sảnxuất lúa giống có lợi nhuận thì họ tìm đến ký kết, nay mất mùa thì tìmcách thoái thác trách nhiệm” - ông Hóa nói.
(Theo Tuổi trẻ)