Khai mạc Đại hội Đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ I
Tin tức - Ngày đăng : 14:02, 12/05/2010
Sáng 12-5, Đại hội Đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ nhất đã khai mạc trọng thể tại Hà Nội.
Dự Đại hội có Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng;Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng; Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQViệt Nam Huỳnh Đảm; nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười, nguyên Chủ tịch nướcTrần Đức Lương; nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An; đại diện lãnhđạo Đảng, Nhà nước, các ban, Bộ, ngành, địa phương, các vị lão thànhcách mạng, Mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân,Anh hùng Lao động, đại diện các tôn giáo, nhân sỹ trí thức, doanh nhânlà người dân tộc thiểu số và 1.702 đại biểu đại diện cho hơn 12 triệuđồng bào 53 dân tộc thiểu số về dự Đại hội. Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết; Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu;Nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh gửi Lẵng hoa chúc mừng Đại hội. Đạitướng Võ Nguyên Giáp gửi thư chúc mừng Đại hội. Khai mạc Đại hội, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn SinhHùng- Trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội khẳng định: Đây là lần đầu tiên Đạihội Đại biểu các dân tộc thiểu số Việt Nam được Đảng và Nhà nước tổchức với quy mô toàn quốc. Đại hội nhằm tiếp tục tổng kết, đánh giácông tác dân tộc trong suốt chặng đường dài của cách mạng, khẳng địnhđường lối nhất quán của Đảng và Nhà nước về vấn đề dân tộc và đại đoànkết dân tộc; khẳng định, tôn vinh và biểu dương công lao đóng góp tolớn của các dân tộc thiểu số đối với thắng lợi chung của cách mạng ViệtNam. Đại hội là diễn đàn giao lưu, trao đổi, tạo sự đồng thuận và niềmtin vững chắc của đồng bào các dân tộc vào sự lãnh đạo của Đảng trướcthềm Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI. Tạo mọi điều kiện cho nông thôn vùng dân tộc Phát biểu tại Đại hội, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh biểu dương những nỗlực của các cấp, các ngành, nhân nhân cả nước, đặc biệt là những cốgắng lớn lao của đồng bào các dân tộc thiểu số đã cùng đồng lòng, chungsức từng bước làm “thay da đổi thịt” vùng dân tộc và miền núi, vì sựnghiệp phát triển của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, góp phần to lớnvào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tổng Bí thư nêu rõ: Trong những năm qua, mặc dù đất nước còn nhiềukhó khăn, nhưng Đảng và Nhà nước đã dành nguồn lực đáng kể để pháttriển kinh tế-xã hội, tạo điều kiện cho nông thôn vùng dân tộc và miềnnúi có nhiều tiến bộ rõ rệt, to lớn và quan trọng. Từ việc xây dựng cơsở vật chất, hạ tầng kỹ thuật cho đến phát triển các mặt kinh tế-xãhội, văn hóa, giáo dục, y tế, đảm bảo an ninh và phát động các phongtrào quần chúng… Điều đáng ghi nhận nữa là đời sống vật chất và tinh thần của đồngbào từng bước được cải thiện. Công tác bảo tồn, gìn giữ văn hóa truyềnthống của các dân tộc được coi trọng. Hệ thống chính các cấp được củngcố, tổ chức cơ sở Đảng, các đoàn thể nhân dân được kiện toàn, đội ngũcán bộ, nhất là cán bộ dân tộc thiểu số đã có bước trưởng thành. Tổng Bí thư đề nghị Chính phủ và các Bộ, ban, ngành, đoàn thể ởTrung ương, các cấp ủy, chính quyền địa phương và đồng bào cả nước thựchiện có hiệu quả một số nhiệm vụ chủ yếu: Nâng cao nhận thức về côngtác dân tộc, tiếp tục quán triệt sâu sắc và thực hiện có hiệu quả cácquan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách dân tộc của Đảng và Nhànước; cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước thànhchương trình hành động của Chính phủ, của các cấp, các ngành nhằm tậptrung xây dựng vùng dân tộc và miền núi phát triển nhanh về kinh tế,văn hóa xã hội, vững mạnh về an ninh, quốc phòng cùng với sự phát triểnchung của cả nước, xứng đáng với vị trí chiến lược đặc biệt quan trọngcủa đất nước. Thực hiện tốt chính sách bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng giúp đỡ nhaucùng phát triển; nâng cao trình độ dân trí, đào tạo, bồi dưỡng nâng caochất lượng nguồn nhân lực, tích cực thực hiện chính sách ưu tiên đàotạo, bồi dưỡng cán bộ là người dân tộc thiểu số đào tạo nghề, giảiquyết việc làm, bảo đảm an sinh xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc vănhóa truyền thống tốt đẹp của mỗi dân tộc. Xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách, chươngtrình, dự án đầu tư phát triển kinh tế- xã hội gắn với bảo vệ môitrường sinh thái. Tập trung nguồn lực, tạo cơ chế mang tính đột phátrong đầu tư phát triển. Ưu tiên xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, tạocơ sở vật chất cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm pháttriển bền vững vùng dân tộc và miền núi. Tổng Bí thư nhấn mạnh: Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tiếp tục tậphợp khối đại đoàn kết các dân tộc, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêunước trong vùng đồng bào dân tộc và các tầng lớp nhân dân; học tập tưtưởng đại đoàn kết dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, coi đại đoàn kếttoàn dân tộc là một cội nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tốcó ý nghĩa quyết định đối với thắng lợi của sự nghiệp cách mạng và pháttriển bền vững của đất nước và dân tộc. Xây dựng, củng cố hệ thốngchính trị vùng đồng bào dân tộc. Tăng cường cán bộ có năng lực, tâmhuyết đến công tác các điạ bàn vùng dân tộc, phát huy vai trò của mọitầng lớp nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số trong xây dựng vàcủng cố hệ thống chính trị cơ sở. Kết hợp phát triển kinh tế- xã hộivới bảo đảm an ninh, quốc phòng trên các địa bàn xung yếu, vùng sâu,vùng xa, biên giới; đề cao cảnh giác và ngăn chặn những âm mưu, thủđoạn của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo… để lừagạt, lôi kéo, kích động đồng bào, làm phương hại đến trật tự an toàn xãhội, an ninh quốc gia, chia rẽ khối đại đoàn kiết dân tộc... Thay mặt Đảng, Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Bí thưNông Đức Mạnh kêu gọi đồng bào các dân tộc Việt Nam tiếp tục phát huytruyền thống yêu nước, đoàn kết một lòng, nêu cao ý chí tự lực tựcường, vượt qua khó khăn để phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng đờisống ấm no, hạnh phúc, hoàn thành mục tiêu đến năm 2020 do Đại hội đềra…
Thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đãtrao tặng Đại hội bức trướng với nội dung: “Cộng đồng các dân tộc ViệtNam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển” Đời sống đồng bào các dân tộc được cải thiện rõ rệt Trình bày báo cáo Chính trị tại Đại hội, ông Giàng Seo Phử, Bộtrưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc nhấn mạnh: Hơn 80 năm qua, dưới ngọncờ vẻ vang của Đảng, công tác dân tộc đã đạt được nhiều thành tựu tolớn trong sự nghiệp cách mạng của cả nước. Vùng dân tộc thiểu số là chỗdựa vững chắc của cách mạng, đồng bào các dân tộc luôn tin tưởng, mộtlòng, một dạ theo Đảng và Bác Hồ, không ngại gian khổ, hy sinh, gópphần quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Xã hội Chủnghĩa. Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự nỗ lực vươn lên của đồngbào các dân tộc, tình hình kinh tế-xã hội vùng dân tộc đã có nhữngchuyển biến quan trọng. Các địa phương vùng dân tộc đạt tốc độ pháttriển cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ, đời sống vậtchất, tinh thần của đồng bào các dân tộc được cải thiện rõ rệt. Hàngnăm số hộ nghèo giảm 4-5%. Thực hiện các chính sách dân tộc, chươngtrình, dự án phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt là các Chương trìnhphát triển kinh tế, xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi, biên giớivà vùng sâu, vùng xa đã góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn vùng dântộc và miền núi. Công tác giáo dục, đào tạo ở các vùng Dân tộc đạt được những thànhquả quan trọng. Đã hoàn thành xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học,đang tiến tới phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Hầu hết các xã, thôn,bản đều có trường học, nhà mẫu giáo, tạo điều kiện cho con em các dântộc được đến trường. Công tác chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng các dântộc được chú trọng, người nghèo được cấp bảo hiểm y tế, miễn phí khámchữa bệnh, các huyện vùng dân tộc có trung tâm y tế, các xã có trạm ytế và cán bộ y tế cơ sở. Văn hóa các dân tộc được tôn trọng, giữ gìn,phát huy. Nhiều ngày hội văn hóa các dân tộc được tổ chức ở các khu vựcTây Bắc, Đông Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ…. Hệ thống chính trị các cấpđược củng cố, đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số ngày càng được tăngcường. Tỷ lệ cán bộ người dân tộc thiểu số trong các cơ quan Đảng, Nhànước, MTTQ và các đoàn thể chính trị-xã hội từ Trung ương đến địaphương ngày càng được nâng lên. Bên cạnh những kết quả đạt được, Báo cáo cũng nêu rõ, công tác dântộc còn những hạn chế: tỷ lệ hộ nghèo ở các vùng dân tộc thiểu số còncao so với mặt bằng chung của cả nước, kết quả giảm nghèo chưa thực sựvững chắc, số hộ tái nghèo còn nhiều. Kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng đượcyêu cầu sản xuất và đời sống; chất lượng nguồn nhân lực thấp; đội ngũcán bộ thiếu và yếu. Tổ chức chính quyền cơ sở một số nơi còn yếu kém,hiệu quả hoạt động chưa cao; an ninh chính trị và trật tự an toàn xãhội ở một số còn tiềm ẩn nhân tố mất ổn định…
Các đại biểu tham dự Đại hội |
Đại hội cũng đề ra mục tiêu quan trọng của công tác dân tộc đến năm2020, gồm: phấn đấu nâng cao đời sống, vật chất và tinh thần của đồngbào các dân tộc, vùng căn cứ cách mạng; thu hẹp dần khoảng cách về thunhập giữa các dân tộc, các vùng; đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo, mỗi nămtừ 4-5% hộ nghèo; các xã có đầy đủ các công trình hạ tầng thiết yếu:Đường ô tô đi được 4 mùa đến trung tâm các xã, thôn, bản; có trường họckiên cố, nhà công vụ cho giáo viên và ký túc xá cho học sinh ở nhữngnơi cần thiết; có trạm y tế đạt chuẩn quốc gia, nhân dân được chăm sócvà khám chữa bệnh; hầu hết hộ đồng bào có nhà ở ổn định, có điện, nướcsinh hoạt hợp vệ sinh; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng dân tộc,đảm bảo trẻ em trong độ tuổi được đến trường, phấu đấu hoàn thành phổcập giáo dục trung học phổ thông, người lao động được đào tạo nghề; vănhóa các dân tộc được bảo tồn và phát huy. Tại Đại hội này, đồng bào các dân tộc hứa: Tuyệt đối trung thành vớiĐảng và Nhà nước, phát huy truyền thống đại đoàn kết dân tộc, quyết tâmphấn đấu xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp; luôn cảnh giác và kiênquyết đấu tranh chống mọi âm mưu thủ đoạn chia rẽ khối đại đoàn kết dântộc của các thế lực thù địch, gây mất ổn định trật tự xã hội, bảo đảman ninh, quốc phòng. Cộng đồng các dân tộc Việt Nam nguyện mãi mãi thực hiện lời dạy củaBác Hồ kính yêu "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thànhcông, đại thành công". Đại hội Đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ nhất sẽ bế mạc vào chiều 13-5.