Sản phẩm chuyển gen: An toàn hay không?
Nông nghiệp - Nông thôn - Ngày đăng : 08:29, 13/05/2010
Trước việc đưa cây trồng biến đổi gen vào sản xuất và tiêu thụ khó khăn, Bộ NN & PTNT vừa khẳng định cây trồng và sản phẩm này không có hại đến sức khỏe vàmôi trường.
Lương thực biến đổi gen đang ngày càng phổ biến. |
Việc đưa cây trồng biến đổi gen (BĐG) vào sản xuất và tiêu thụ trênthị trường đang gặp không ít vấn đề. Vừa qua, Bộ NN&PTNT đã lêntiếng khẳng định cây trồng và sản phẩm BĐG không có hại cho sức khỏe vàmôi trường.
Gần đây, dư luận rộ lên về một báo cáo của Trung tâm Kỹ thuật tiêuchuẩn đo lường chất lượng 3 (Quates 3, thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn đolường chất lượng), khi cơ quan này chọn ngẫu nhiên 323 mẫu nông sảnthực phẩm gồm ngô, đậu nành, khoai tây, gạo, cà chua… ở các chợ, siêuthị và cửa hàng bán lẻ tại TP Hồ Chí Minh đem đi kiểm nghiệm, kết quảcho thấy có tới 1/3 số mẫu là sản phẩm có biến đổi gen (GMO). Kết luậnđó khiến không ít người dân hoang mang. Sử dụng sản phẩm GMO liệu cóảnh hưởng gì đến sức khỏe?
Trước những thông tin trái chiều về cây trồng BĐG trong thời gian qua,Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát cho rằng, người tiêu dùng vẫn còne ngại với các sản phẩm BĐG, vì thế cần có sự giải thích khoa học vềvấn đề này. Năm 1996, loài người bắt đầu thương mại hóa cây trồngchuyển gen, đến nay đã có khoảng 950 triệu hécta trồng cây BĐG, tươngứng với hàng tỷ tấn sản phẩm đã được tiêu thụ. Hiện tại chưa có mộtbằng chứng khoa học nào cho thấy sử dụng sản phẩm BĐG là có hại. Ngượclại, việc tạo ra gạo giàu vitamin A (gạo hạt vàng) có thể giúp hàngtrăm triệu trẻ em các nước đói nghèo chống suy dinh dưỡng, sáng mắt...Hay như giống lúa Khang dân đột biến của Viện Di truyền nông nghiệpđược đưa ra sản xuất đại trà năm 2007, năm 2009, đã được gieo trồngtrên 150 ngàn hécta, năng suất vượt giống Khang dân thường 10%, tăng0,5 tấn/ha, nghĩa là tăng 75.000 tấn thóc (370 tỷ đồng/năm). Đến thờiđiểm này chưa có nước nào chỉ ra tác hại của đậu tương chuyển gen làmthức ăn với ngành chăn nuôi và sức khỏe con người.
Đáp án của bài toán an ninh lương thực
Nước ta cũng như nhiều quốc gia trên thế giới đang đối mặt với nhữngthách thức mang tính toàn cầu về khủng hoảng lương thực, khủng hoảngnăng lượng, khủng hoảng môi trường... Dân số toàn cầu sẽ tăng lên trên10 tỷ người trong tương lai gần, diện tích đất nông nghiệp ngày càngsuy giảm, nhất là nguy cơ nước biển dâng cao do biến đổi khí hậu toàncầu đang uy hiếp các vùng đất ven biển của nhiều nước, trong đó có ViệtNam. Do vậy, loài người nhất thiết phải đưa ra những giải pháp đột pháchiến lược để tự cứu lấy mình, cứu lấy Trái đất. Trong bối cảnh đó,việc ứng dụng công nghệ sinh học, mà hạt nhân là công nghệ gen, nhằmtìm kiếm những giống mới về cây trồng, vật nuôi có chất lượng cao, cósức đề kháng cao, có tính thích nghi rộng, tạo ra bước phát triển nhảyvọt trong sản xuất nông nghiệp, sẽ là giải pháp được ưu tiên lựa chọncủa loài người trong thế kỷ XXI.
TS Normal Borlaug, nhà khoa học đoạt Giải Nobel nhờ những nghiên cứucây trồng chuyển gen cho rằng, cuộc "cách mạng xanh" trong quá khứ vàcông nghệ sinh học trong nông nghiệp hiện tại đã, đang và sẽ góp phầnthỏa mãn nhu cầu về lương thực ngày càng tăng trên thế giới, trong khivẫn bảo vệ được môi trường sống của chúng ta và các thế hệ tương lai.
PGS-TS Lê Huy Hàm, Viện trưởng Viện Di truyền nông nghiệp Hà Nội chobiết, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định đưa vào sử dụng rộng rãi câytrồng biến đổi gen. Cũng theo PGS-TS Lê Huy Hàm cây trồng BĐG không gâyhại sức khỏe. Đây là một công nghệ mới, các nhà khoa học đã tính toánrất kỹ ngay từ khi chọn gen nào, cây nào để biến đổi, cũng như côngnghệ tạo giống. Trước hết cây trồng BĐG phải được đánh giá ở phòng thínghiệm, sau đó được đánh giá ở nhà lưới, nhà kính, đánh giá ở diện tíchhẹp rồi nhân ra diện rộng, phân tích các thành phần hóa học, nông sinhhọc để kiểm tra có gây độc hại hay không. Nếu thành phần hóa học khácnhiều so với nguyên bản, người ta sẽ tiến hành các thử nghiệm trên độngvật. Vì thế, những sản phẩm BĐG đưa ra thị trường đã qua một quá trìnhkiểm tra hết sức nghiêm ngặt, dựa trên những căn cứ khoa học bảo đảm antoàn. Hiện trên thế giới đã có 25 nước trồng cây BĐG, Mỹ là nước ápdụng với nhiều loại cây trồng nhất.