Các Bộ trưởng tiếp tục trả lời chất vấn

Tin tức - Ngày đăng : 17:30, 11/06/2010

Vấn đề cấp phép đầu tư cho người nước ngoài thuê đất trồng rừng là vấn đề nóng trong phiên chất vấn thành viên thứ 3 của Chính phủ, Bộ trưởng Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát sáng 11-6.


Bộ trưởngCao Đức Phát đã trả lời chất vấn.
Sau hơn 3 tiếng đồng hồ của buổi sáng, Bộ trưởngCao Đức Phát đã trả lời và trao đổi với 25 lượt đại biểu, nội dung chấtvấn có liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân, nổi cộmlà vấn đề đất đai, trong đó có vấn đề cho người nước ngoài thuê đấttrồng rừng; vấn đề bảo đảm cho nông dân trồng lúa có lãi…

Nhìn chung, các chất vấn đã được Bộ trưởng Cao ĐứcPhát trả lời một cách chân thành, cầu thị như đánh giá của Chủ tịchQuốc hội Nguyễn Phú Trọng. Tuy nhiên, ở một số vấn đề khó, phần trả lờicủa Bộ trưởng còn chưa rõ ràng, cần có sự nghiên cứu, tìm hiểu kỹ hơnđể sau phiên chất vấn này có trả lời bằng văn bản gửi đến đại biểu.

Rút giấy phép đầu tư nếu có dấu hiệu chiếm dụng đất đai

Vấn đề được nhiều đại biểu tập trung chất vấn Bộtrưởng Cao Đức Phát đó là vấn đề cho người nước ngoài thuê đất trồngrừng. Các đại biểu Nguyễn Văn Tuyết (đoàn Yên Bái), Lê Như Tiến (đoànQuảng Trị), Nguyễn Thị Hồng Hà (đoàn TP Hà Nội) đề nghị Bộ trưởng CaoĐức Phát cho biết việc làm này có phù hợp với pháp luật hay không vàtrách nhiệm của Bộ trưởng ra sao khi để xảy ra sai phạm này.

Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết, theo các Luật Đầutư và Luật Đất đai, việc xem xét cho thuê đất, chấp thuận dự án đầu tưtrong lĩnh vực lâm nghiệp thuộc thẩm quyền của Ủy ban Nhân dân cáctỉnh. Các Bộ chỉ có ý kiến khi địa phương yêu cầu. Tuy nhiên, trên thựctế kết quả kiểm tra ở 2 địa phương của Bộ Nông nghiệp-Phát triển Nôngthôn, có thể thấy 2 địa phương này đã thực hiện nghiêm tục luật hiệnhành, có xem xét đến các khía cạnh về kinh tế, xã hội cũng như an ninhquốc phòng.

Về thông tin cho rằng các địa phương đã cấp giấychứng nhận đầu tư cho diện tích trên 305.000 ha đất để trồng rừng, Bộtrưởng Cao Đức Phát cho rằng, không có nghĩa là toàn bộ diện tích đấtnày đã được giao cho các nhà đầu tư. Mà trên cơ sở giấy chứng nhận đầutư, các nhà đầu tư sẽ cùng với chính quyền tiến hành khảo sát làm rõtừng khu đất cụ thể. Khu đất chỉ được giao cho nhà đầu tư khi mảnh đấtđó chưa có chủ, không ảnh hưởng đến các khu vực nhạy cảm về quốc phòngan ninh.

Bộ trưởng cũng thừa nhận, trong quá trình khảo sát,các địa phương đã không sát sao khi giao đất ở những khu vực đã có chủ,đã có dự án đầu tư. Những diện tích đất giao sai này sẽ phải bị thuhồi. Ủy ban Nhân dân các tỉnh có liên quan cũng phải kiểm điểm tráchnhiệm của các Sở, ban ngành trong quá trình thẩm định, tham mưu đã đểxảy ra sơ suất.

Bộ trưởng Cao Đức Phát cũng nhấn mạnh: Bộ Nôngnghiệp-Phát triển Nông thôn được giao quản lý nhà nước về rừng; Bộ Tàinguyên-Môi trường quản lý nhà nước về đất. Tuy nhiên, trong quá trìnhxét cấp giấy phép đầu tư cho người nước ngoài thuê đất trồng rừng, địaphương không hỏi ý kiến của Bộ. “Nếu nói là có trách nhiệm hay khôngthì tôi khẳng định là có, cùng với các thành viên Chính phủ khác. Tuynhiên, tôi không thể làm những việc không đúng thẩm quyền”, Bộ trưởngCao Đức Phát phân trần.

Thay mặt Ủy ban Quốc phòng-An ninh của Quốc hội, Chủnhiệm Lê Quang Bình cho biết, quan điểm của Ủy ban Quốc phòng-An ninhlà đề nghị các địa phương không cấp đầu tư mới, đồng thời ưu tiên khẩntrương giao đất cho hộ gia đình, cá nhân, công ty trong nước trồngrừng. Việc Chính phủ ủy quyền cho các tỉnh được ký giao đất trồng rừng,tới đây cần xem lại việc phân cấp, nếu tiếp tục giao cho địa phương cầnphải kiểm tra, giám sát.

Đề cập rõ hơn hướng xử lý của Chính phủ cũng như củaBộ Kế hoạch - Đầu tư về vấn đề này, Bộ trưởng Võ Hồng Phúc khẳng địnhtrước mắt, dừng cấp giấy phép đầu tư mới với các dự án về lâm nghiệp.Trong quá trình kiểm tra, rà soát, những dự án có quy mô vừa phải, hợplý thì cho triển khai; những dự án có ý đồ chiếm dụng đất đai, liênquan đến quốc phòng an ninh thì nhất định phải rút giấy phép, việc nàyhoàn toàn có thể làm được. Hiện tại, Bộ Kế hoạch - Đầu tư đang kiểm travà sẽ báo cáo Chính phủ trên tinh thần không ảnh hưởng đến môi trườngđầu tư, vừa đảm bảo an toàn an ninh, quy hoạch phát triển rừng hợp lý.

Tiếp tục phát huy lợi thế về sản xuất lúa, gạo

Nhóm vấn đề thứ hai được các đại biểu Trần Ngọc Vinh(đoàn Hải Phòng), Trần Thị Lộc (đoàn Bắc Kạn) cùng nhiều đại biểu khácquan tâm là lĩnh vực liên quan đến phát triển nông nghiệp, nông thôn vàđặc biệt là vấn đề bảo đảm cho người trồng lúa có lãi ít nhất 30%.

Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết, Bộ đang phối hợpvới các bộ liên quan thực hiện trên tinh thần nghiêm túc và cao nhấtchủ trương của Chính phủ để người dân có lãi ít nhất 30%. Đối với bàcon ở đồng bằng sông Cửu Long, trung bình đã đạt được mức lãi 30%,trong vụ hè thu này, bắt đầu từ cuối tháng 6, bà con sẽ thu hoạchkhoảng 10 triệu tấn, phải tiêu thụ khoảng 5,5 triệu tấn, nếu thành côngtrong việc thu mua đúng tiến độ, có thể sẽ giữ được mức giá trên 4.000đồng/kg (theo điều tra của Bộ, thu mua ở mức giá 3.200-3.400 đồng/kg,nông dân đã có thể có lãi từ 25-30%). Ở khu vực miền Trung và miền Bắc,tính toán của Bộ cũng cho thấy bà con có thể đạt được mức lãi như chủtrương của Chính phủ.

Thực tế, ở mức trên 4.000 đồng/kg, có thể bà conchưa đạt được mức lãi 30%, nhưng đây là con số trung bình, bởi có hộ cóthể đạt cao hơn, có hộ không đạt mức đó nếu phải đi thuê đất, thuê nhâncông, trồng lúa ở những vùng khó khăn cho năng suất thấp… Tuy nhiên, vềlâu dài, Bộ vẫn đang phối hợp cùng các bộ liên quan tìm biện pháp khắcphục để có thể nâng giá thu mua lên cao hơn.

Bộ trưởng nhấn mạnh, về lâu dài, sản xuất lúa gạo làmột lợi thế của Việt Nam, đặc biệt có Đồng bằng sông Cửu Long là vùngtrồng lúa tốt hàng đầu trên thế giới, chúng ta vẫn cần phải phát huy,vừa để đảm bảo an ninh lương thực, vừa đem lại công ăn việc làm cho bàcon nông dân.

Giá muối trong nước giảm có trách nhiệm của Bộ Công thương

Chia sẻ cùng Bộ trưởng Cao Đức Phát về chất vấn củađại biểu Trần Thị Lộc (đoàn Bắc Kạn) liên quan đến thực trạng nhập khẩumuối và giải pháp trong thời gian tới, Bộ trưởng Công thương Vũ HuyHoàng cho biết, 5 tháng đầu năm 2010, diêm dân đã có một vụ muối đượcmùa so với nhiều năm trước đó. Lượng muối sản xuất trong nước ước đạt730.000 tấn, bằng 176% so với cùng kỳ năm 2009. Tuy được mùa, nhưng giámuối trong nước sụt giảm, lý do nằm ở chỗ: muối là 1 trong 4 mặt hàngđược quyền bảo lưu khi Việt Nam gia nhập WTO với việc cấp hạn ngạchnhập khẩu. Muối sản xuất trong nước chỉ có thể đáp ứng nhu cầu sử dụnghàng ngày, còn muối dùng trong công nghiệp, muối tinh khiết dùng để phachế đều phải nhập khẩu. Hàng năm, căn cứ nhu cầu trong nước, Bộ Côngthương quyết định hạn ngạch nhập khẩu. Nhưng bên cạnh đó, còn một lượngmuối nhập khẩu không theo hạn ngạch. Chính số lượng 90.000 tấn muốidạng này đã gây tâm lý hoang mang cho diêm dân và làm ảnh hưởng đến giámuối trong nước. Bộ Công thương nhận trách nhiệm trong vụ việc này vìđã không phát hiện sớm để có hướng giải quyết. Để khắc phục tình trạngnày, Bộ Công thương đã có quyết định tạm dừng nhập khẩu muối ngoài hạnngạch; đồng thời ra quy định nhập khẩu muối kể cả trong và ngoài hạnngạch, trước khi nhập phải có chứng nhận đảm bảo chất lượng của Bộ Nôngnghiệp-Phát triển nông thôn; tăng cường kiểm tra kiểm soát với các cơsở được nhập khẩu nhưng sử dụng không đúng mục đích; về lâu dài, kiếnnghị với Bộ Nông nghiệp-Phát triển nông thôn và Chính phủ các biện pháphỗ trợ bà con diêm dân về đầu tư xây dựng cơ bản, thu mua, lưu giữ, đểgiữ giá không bị sụt giảm.

Trả lời chất vấn của đại biểu Trần Ngọc Vinh (đoànHải Phòng) cùng nhiều đại biểu khác về tình trạng phân bón, thuốc trừsâu giả, Bộ trưởng thừa nhận, đây là nỗi trăn trở lớn của Bộ, trong đócó trách nhiệm của Bộ trưởng với nông dân vì đã chưa thể kiểm soát tìnhtrạng này trong một thời gian dài. Bộ vẫn đang cố gắng và thực hiênquyết liệt hơn để đấu tranh với nạn này. Cụ thể, trong 5 tháng qua, Bộđã ban hành 4 Thông tư, 2 Chỉ thị, 7 Quyết định cùng các tiêu chuẩn kỹthuật, thực hiện hàng trăm cuộc giám sát cùng với các địa phương để đấutranh quyết liệt với nạn phân bón, thuốc trừ sâu giả.

Buổi chiều, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh trả lời chất vấn về các vấn đề: tổ chức lễ hội; bảo tồn, phát huy các di tích lịch sử, di sản văn hoá; giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống, bản sắc văn hoá dân tộc…

(Theo VOV)