Quan hệ Nga-Mỹ lao đao trong cuộc chiến gián điệp

Bình luận - Ngày đăng : 13:35, 01/07/2010

Sự lạc quan về triển vọng quan hệ Nga - Mỹ còn chưa kịp lắng xuống đã vấp phải một cú sốc mới. Việc Washington tuyên bố phá vỡ một mạng lưới tình báo lớn của Nga có nguy cơ phá hoại tiến trình tái cài đặt quan hệ giữa hai nước.

Từ thông báo gây sốc…

BộTư pháp Mỹ ngày 29-6 cho biết nước này vừa bắt giữ 11người bị cáo buộc “làm gián điệp cho Liên bang Nga trong lãnh thổ Mỹ”.Thông báo này thực sự đã gây chấn động thế giới trong bối cảnh người tavẫn còn chưa ngớt nói về tương lai tươi sáng của mối quan hệ Nga - Mỹsau chuyến thăm hồi tuần trước của Tổng thống Dmitry Medvedev đến Washington.

Trongmột tuyên bố, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) cho rằng 11 kẻ tình nghiđã làm gián điệp cho Nga trong suốt hơn một thập kỷ dưới vỏ bọc nhữngcông dân bình thường. Những người này được cho là đã tìm cách thâm nhậpvào giới quan chức ra chính sách của Mỹ để thu thập thông tin về vũkhí, chiến lược ngoại giao và chính trị của nước này.

Cácquan chức Mỹ cho biết việc phá vỡ mạng lưới tình báo Nga là “kết quảcủa một cuộc điều tra kéo dài nhiều năm do FBI phối hợp hành động cùngvới Văn phòng Công tố Quận phía Nam New York, Bộ phận Phản gián và Vănphòng Tình báo thuộc Ban An ninh Quốc gia của Bộ Tư pháp Mỹ."

Theocáo trạng được cơ quan tình báo Mỹ gửi lên tòa án, một số kẻ tình nghiđã bị theo dõi từ tháng 1 năm nay và một phần những cuộc liên lạc, traođổi của họ với Trung tâm ở thủ đô Moscow đã bị chặn lại và được giải mã.

FBIcũng cho biết các gián điệp Nga đã sử dụng nhiều kỹ thuật tình báo khácnhau, từ cách thức kiểu cũ như gặp gỡ ở công viên đến các hoạt động mãhóa điện tử công nghệ cao. Các bằng chứng mà FBI trình lên tòa án Mỹcòn cho thấy một số kẻ tình nghi thường xuyên liên lạc với “các quanchức nhà nước Nga”, trong đó có các nhà ngoại giao.

Nếu vụ việc này là có thật thì đây là vụ scandal tình báo lớn nhất nước Mỹ trong vòng nhiều năm trở lại đây.

…đến phản ứng tức giận của Nga

Ngay lập tức, Nga đã phản ứng đầy tức giận trước thông báo của Mỹ về vụ scandal gián điệp. Moscow cho rằng Washington đã đưa ra những cáo buộc vô căn cứ mang màu sắc thời Chiến tranh Lạnh.

"Nhữnghành động như vậy là vô căn cứ và mang mục đích xấu. Chúng tôi khônghiểu lý do gì mà Bộ Tư pháp Mỹ lại đưa ra một thông báo công khai đậmchất thời Chiến tranh Lạnh như vậy," phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga –ông Andrei Nesterenko nói.

"Trongbất kỳ hoàn cảnh nào, thật là đáng tiếc khi tất cả những điều này lạixảy ra đúng thời điểm quan hệ Nga-Mỹ đang được tái điều chỉnh," ôngNesterenko cho biết thêm.

Trướcđó cùng ngày, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đang ở Jerusalem cho haynước ông đang chờ đợi lời giải thích từ phía Mỹ về vụ bắt giữ 11 ngườiđược cho là gián điệp của Nga.

Tổngthống Barack Obama đã biết về vụ scandal gián điệp liên quan đến Ngatrước khi có cuộc gặp với Tổng thống Medvedev ở thủ đô Washington hồi cuối tuần trước nhưng đã không đả động gì đến chuyện này trong các cuộc hội đàm song phương.

Đềcập đến chuyện này, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã mỉa mai: "Sự lựachọn về thời điểm để thông báo vụ việc thật là duyên dáng”. Các quanchức khác của Nga cũng tin rằng thời điểm mà Bộ Tư pháp Mỹ thông báo vềvụ scandal gián điệp không phải là một sự trùng hợp ngẫu nhiên.

Nhữngngười bị tình nghi, một vài trong số họ đang sống một cuộc sống êm ả ởcác vùng ngoại ô Mỹ, đã bị cáo buộc thu thập nhiều loại thông tin, từnhững dữ liệu về các chương trình nghiên cứu đầu đạn hạt nhân đến vấnđề thay đổi nhân sự trong Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA).

Và hậu quả

ViệcMỹ bắt giữ 11 người bị tình nghi làm gián điệp cho Nga có thể là một nỗlực nhằm phá hoại quan hệ vừa mới “chớm nở” giữa hai nước. Tuy nhiên,hầu hết các nhà phân tích đều nhận định vụ việc này sẽ không gây ranhững hậu quả nghiêm trọng đối với các mối quan hệ song phương Nga-Mỹ.

ÔngNikolai Kolesnikov, Phó Chủ tịch Uỷ ban An ninh Quốc hội Nga, cho rằngvụ scandal gián điệp trên đã được dàn dựng bởi những người Mỹ vẫn còngiữ thái độ thời Chiến tranh Lạnh với Nga. Theo ông Kolesnikov, nhiềuchính khách Mỹ coi sự ấm lên trong mối quan hệ Nga-Mỹ gần đây là "khôngthích hợp".

Trongkhi đó, ông Victor Kremenyuk, Phó Giám đốc Viện nghiên cứu Mỹ và Canadacủa Nga, tin rằng toàn bộ vụ việc này là một “sự khiêu khích." "Ở Mỹ,có những lực lượng không thấy thoải mái với việc Nga, Mỹ nối lại quanhệ hữu nghị. Có lẽ, một người nào đó muốn thay đổi quan điểm của cácnghị sĩ Mỹ trong bối cảnh sắp diễn ra tiến trình phê chuẩn Hiệp ước Cắtgiảm Vũ khí chiến lược mới. Họ đang muốn phá hoại tiến trình này," ôngKremenyuk bình luận.

Mặcdù vụ án gián điệp trên chắc chắn đem lại những khó chịu nhưng nó sẽkhông gây ảnh hưởng gì lớn đến mối quan hệ Nga-Mỹ. Chính quyền của Tổngthống Obama sẽ nỗ lực “làm dịu tình hình” để tránh phá hỏng mối quan hệvừa được cải thiện với Nga. Điều này đã được thể hiện qua phát biểu củaphát ngôn viên Nhà Trắng Robert Gibbs tại cuộc họp báo ngày hôm qua.Ông này nói: “Chúng ta đã đạt được những tiến bộ lớn trong 1,5 năm qua.Vì vậy, tôi không nghĩ vụ việc đó sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ củachúng ta”.

Tuynhiên, một số nhà phân tích cho rằng những cáo buộc của Mỹ có thể làmnới rộng sự chia rẽ giữa giới quan chức Nga ủng hộ và chống lại mốiquan hệ với Mỹ. Và nó cũng làm ảnh hưởng đến uy tín của Tổng thốngMedvedev - người đang nỗ lực thoát ra khỏi cái bóng của Thủ tướng Putinvà muốn biến sự cải thiện trong quan hệ Nga-Mỹ trở thành dấu ấn trongnhiệm kỳ tổng thống của ông.

Đángchú ý hơn, vụ scandal gián điệp liên quan đến Nga và Mỹ này đã phơi bàyra một thực tế, đó là sự nghi kỵ tồn tại lâu nay giữa Nga và Mỹ vẫncòn. Một khi Nga và Mỹ còn chưa xây dựng được lòng tin với nhau thì rấtkhó có thể nói đến một sự cải thiện thực sự trong quan hệ giữa haicường quốc này.


(Theo VnMedia)