Cung ứng xuất khẩu của Việt Nam: Nhìn từ nội lực
Thị trường - Ngày đăng : 17:33, 01/07/2010
Chuyển gạo xuống tàu để xuất khẩu
Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã đưa tới những biến động về số lượng, kimngạch và cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam. Những biến động này cho thấy xu hướng sự thay đổi của xuất khẩu trước bốicảnh khó khăn chung của nền kinh tế toàn cầu, đồng thời cũng cho thấy xuất khẩucủa Việt Nam còn nhiều hạn chế.
Cục xúc tiến Thương mại thuộc Bộ Công Thương cho biết, giai đoạn 20 năm đổimới vừa qua, từ năm 1988-2008, đã đánh dấu bước tiến đầy ấn tượng về tăng trưởngxuất khẩu của Việt Nam cả về kim ngạch và khối lượng hàng hóa cũng như cơ cấumặt hàng xuất khẩu.
Tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu trên tổng GDP của Việt Nam đã tăng từ 30% vào đầuthập kỷ 1990 lên đến 70% vào năm 2008. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩutrung bình trong toàn giai đoạn này khoảng 19%/năm cùng với cơ cấu mặt hàng đãcó thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng hàm lượng giá trị công nghiệp và đa dạnghóa sản phẩm trong từng ngành hàng xuất khẩu chủ lực.
Bên cạnh những thành tựu ấn tượng đã đạt được, hoạt động xuất khẩu của ViệtNam trong năm 2009 cũng bộc lộ những yếu điểm có tính chất chiến lược bắt buộcViệt Nam phải có những quyết sách để đặt nền móng cho phát triển xuất khẩu bềnvững trong giai đoạn phát triển kinh tế 2011-2020.
Theo Trung tâm nghiên cứu chính sách và phát triển (DEPOCEN), khủng hoảngkinh tế nổ ra tất yếu sẽ tác động đến tình hình trao đổi hàng hóa giữa các nướctrên thế giới, tuy nhiên tác động như thế nào và với mức độ ra sao sẽ còn phụthuộc vào “nội lực” hay “sức đề kháng” của từng nền kinh tế và mức độ hội nhậpcủa nền kinh tế đó trong nền kinh tế toàn cầu.
Để có sự đánh giá đầy đủ, toàn diện xét trên góc độ quốc gia về năng lực xuấtkhẩu của Việt Nam, bên cạnh một cái nhìn ngắn hạn với các thông tin cập nhật,cần có một cái nhìn bao quát hơn trong một khoảng thời gian đủ dài để xác địnhđược vị trí của Việt Nam đặt trong tương quan với các quốc gia xuất khẩu kháctrong khu vực và trên thế giới.
Nếu xét về khả năng xuất khẩu của năm nước châu Á, trong đó có Việt Nam trongkhoảng thời gian năm năm, từ năm 2002-2006, nổi bật nhất là Trung Quốc với cácchỉ số rất ấn tượng về thực trạng xuất khẩu, với giá trị xuất khẩu tăng ba lầnchỉ trong vòng năm năm, tỉ trọng trong xuất khẩu toàn cầu của Trung Quốc là8,0831%, gấp 23,4 lần tỉ trọng của Việt Nam (0,3461%).
Mặc dù vậy, Việt Nam cũng là một trong số những nước có tốc độ phát triểnxuất khẩu nhanh trên thế giới, đạt 26% theo giá trị xuất khẩu và 9% theo lượngxuất khẩu tính trong năm 2006 (theo tính toán của ITC).
Tuy nhiên, cũng giống như Trung Quốc, Việt Nam đang phải đối mặt với một thựctế là các mặt hàng xuất khẩu có lượng xuất khẩu lớn, song giá trị xuất khẩu cònchưa cao.
Nếu so sánh với các nước trong khu vực như Malaysia, tuy lượng xuấtkhẩu của nước này chỉ tăng 2% nhưng đã đủ để tạo ra 14% tăng trưởng trong giátrị xuất khẩu; hay 8% gia tăng về lượng xuất khẩu của Thái Lan tương đương vớiviệc tăng giá trị xuất khẩu nước này tới 18%.
Chỉ cần làm một phép tính khá đơn giản, với giả định Malaysia đạt được mứctăng trưởng về lượng xuất khẩu 9%, với năng lực xuất khẩu hiện tại của nước này,mức tăng trưởng về giá trị xuất khẩu có thể tăng tới 63% trong khi đối với ViệtNam, thực tế 9% gia tăng trong lượng xuất khẩu chỉ tương đương với 26% gia tăngtrong giá trị xuất khẩu. Điều này cho thấy một số nước ngay trong khu vực đã cónhững tiến bộ hơn hẳn so với Việt Nam trong việc tạo ra giá trị gia tăng chohàng xuất khẩu.
Số lượng các nhà xuất khẩu lớn trong nước có giá trị xuất khẩu hàng hóa từ100.000 USD trở lên cũng được cải thiện rõ rệt, cho thấy khả năng xuất khẩu cũngnhư vị thế ngày càng được cải thiện của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.
Điều này có thể dễ dàng nhận thấy vì khi có trong tay một lượng hàng hóa cógiá trị đủ lớn, người xuất khẩu ít nhiều sẽ có sức ảnh hưởng tới thị trường vànhiều người xuất khẩu có sức mạnh thị trường hợp lại sẽ đem lại thế mạnh chonước xuất khẩu.
DEPOCEN cũng lưu ý rằng, tuy số lượng các nhà xuất khẩu lớn của Việt Namđã được cải thiện, nhưng đây vẫn là con số khá khiêm tốn và cần phải được mởrộng hơn nữa.
Cũng theo DEPOCEN, chỉ số về tỉ trọng của giá trị ba mặt hàng xuất khẩu lớnnhất trong tổng giá trị xuất khẩu cũng là một chỉ số có nhiều ý nghĩa kinh tế.Tỉ trọng này càng lớn càng chứng tỏ tầm quan trọng của ba mặt hàng này tới giátrị xuất khẩu của quốc gia.
Đối với Việt Nam, ba mặt hàng xuất khẩu chủ lực là dầu thô, gạo và dệtmay cóvai trò quan trọng hơn cả trong việc tạo ra giá trị xuất khẩu. Điều nàycũng đồng nghĩa với sự phụ thuộc của Việt Nam vào ba mặt hàng này làlớn nhất.
Và khi đó, nếu xảy ra biến động của ba mặt hàng này trên thị trường thế giới, Việt Nam sẽ chịu ảnhhưởng nặng nề nhất.
(Theo TTXVN)