Văn học Việt đang ở ngã ba đường thời hội nhập

Xem - Nghe - Đọc - Ngày đăng : 11:37, 24/07/2010

Dường như ta đang luống cuống, vội vã "ăn xổi" khi đi tìm cái mớiđể gắng khẳng định được những giá trị của riêng mình và cố gắng tìm ramột chỗ bám trụ, một lối đi nào đó làm hành trình cho con thuyền nghệthuật của ta.

Khuynh hướng “mì ăn liền” đang ăn lan vào
đội ngũ người sáng tác.


Chỉ còn ít ngày nữa là Đại hội khóa VIII của Hội Nhà văn Việt Nam diễn ra. Trước thềm Đại hội này, PV đã có buổi trao đổi với nhà thơ Bằng Việt, Chủ tịch Hội Liên hiệp Vănhọc Nghệ thuật Hà Nội để mong phần nào cùng nhìn nhận về văn học ViệtNam nói chung và văn học Thủ đô nói riêng.

Dư luận lo ngại văn học Việt Nam gần đây không có tác phẩm mang tầmvóc lớn và có nguy cơ bị tụt hậu so với đời sống. Vậy, đâu là nguyênnhân của hiện trạng này, thưa ông?

Nhà thơ Bằng Việt: Chúng ta chưa có tác phẩm đạt đếntầm vóc lớn, một phần cũng là do chưa đủ độ chín, độ đông kết của hiệnthực đời sống để người sáng tạo có thể tổng hợp và khái quát được.Chúng ta đang trong thời kỳ hội nhập có đủ các yếu tố chen lấn nhaunhưng ngổn ngang và rối rắm quá, lại có nhiều yếu tố pha tạp, đan xen.Cái mới, cái cũ, cái tốt, cái xấu, cái thiện, cái ác, cái hay, cáidở…lẫn lộn khiến những người có lương tri thấy thực sự mệt mỏi.

Về phía người viết thì cũng lắm hoàn cảnh. Người có khả năng thì chưatập trung được vào những đề tài thật tâm đắc vì nhiều lý do, cả kháchquan và chủ quan. Số anh em muốn tìm tòi hết mình lại chưa đủ độ sắcsảo và sự dũng cảm để đạt đến đỉnh điểm của sự tìm tòi, cũng chưa đủkiến thức và tự tin để dám đi tới cùng. Khuynh hướng “mì ăn liền” cũngđang ăn lan vào đội ngũ người sáng tác, muốn chạy theo thực dụng, doảnh hưởng của kinh tế thị trường và những đòi hỏi của công nghệ “lăngxê” trên bề nổi.

Hội đồng lý luận, phê bình Trung ương cũng chẳng thể có đủ sức tìm rachuẩn mực hoặc thước đo nào hữu hiệu để định hướng cho sáng tác. Kể từkhi Liên Xô và Đông Âu sụp đổ đến nay, các lý luận cơ bản về sáng tạovăn học nghệ thuật vẫn thấy được dùng y nguyên như sách vở cũ, khôngthấy có ai dám phủ nhận đi một điều gì!

Vậy là, dẫn đến xu thế: mạnh ai người đấy làm! Người sáng tác tự đi tìmhiểu, mầy mò, chắt lọc để tự trang bị cho mình các phương pháp sáng táckhác nhau từ trong và ngoài nước, cổ điển lẫn hiện đại, đến cả hậu hiệnđại. Ai tìm được cái gì cảm thấy thích thú và hợp với tầm hiểu biết vànhãn quan của mình thì cứ tự đưa vào mà áp dụng!

Có vẻ như chúng ta đang luống cuống, vội vã ăn xổi khi đi tìm cái mớiđể gắng khẳng định được những giá trị của riêng mình và cố gắng tìm ramột chỗ bám trụ, một lối đi nào đó làm hành trình cho con thuyền nghệthuật của ta, vừa luôn miệng nhân danh cái Mới, vừa đòi hỏi phải “đậmđà bản sắc,” mà đậm đà theo kiểu gì thì cũng ít ai nghĩ đến cùng.

Một điểm nữa, có lẽ cũng phải kiểm điểm nghiêm túc đối với giới lãnhđạo văn học nghệ thuật, đó là còn dễ bằng lòng, dễ thỏa hiệp với nhữngtác phẩm khuôn sáo, vuông tròn, dễ tiếp nhận. Nhiều khi vẫn biết tácphẩm đó còn công thức, ước lệ, nhưng cũng cho qua, thậm chí còn thởphào ca ngợi, rồi tặc lưỡi trao thưởng cả, cốt cho “đẹp đội hình”.

Chúng ta muốn giữ một thế cân bằng, an toàn về tư tưởng, muốn là trêndưới cứ phải “đồng thuận” là đẹp nhất! Vì hiểu hơi hạn hẹp nghĩa từ“đồng thuận” ấy nên lại thành ra  vô tình hạn chế những sáng tác gaigóc, mang tầm vóc đột phá của những tác giả dám nói lên tiếng nói dũngcảm, không né tránh các khía cạnh phức tạp của hiện thực đa chiều.Chính chỗ này là điểm khó nhất để có thể “lột xác” được tình hình sángtác hiện nay.

Tình hình văn học Hà Nội chắc cũng không nằm ngoài cái vòng đó, thưa ông?

Nhà thơ Bằng Việt: Hà Nội có khác một chút, có cởimở, thông thoáng hơn, vì nó là trung tâm thông tin, trung tâm giao lưuquốc tế, trung tâm trí thức, nhân sĩ, có nhiều các trường đại học, nênmàu sắc của nó đỡ nhạt nhòa và sáng láng hơn, tuy nhiên cũng không thểđứng ngoài bức tranh tổng thể. Nếu đòi hỏi đúng với tầm vóc của một thủđô văn hiến 1000 năm thì chưa thể đạt yêu cầu, thậm chí còn xa mới đạtyêu cầu.

Gần đây, có ý kiến cho rằng, qua các đại hội nhà văn cơ sở, hìnhnhư các nhà văn chỉ bàn tán xoay quanh chuyện nhân sự, bầu bán, còn baonhiêu việc công chúng quan tâm đến thì chưa được chú trọng. Ông nghĩ gìvề điều này?

Nhà thơ Bằng Việt: Ý kiến đó có phần chủ quan vì tấtcả các nhà văn đều là những công dân nhạy cảm, gần gũi với mọi vui buồnđời thường. Thậm chí họ còn thấm thía hơn những nỗi đau, khát vọng củangười dân trong mọi việc, mọi sự kiện xảy ra xung quanh.

Nhiều vấn đề thời sự vẫn được họ đề cập đến trong nhiều bài viết, bàibáo, phóng sự, ký sự, thậm chí cả trong thơ trữ tình, thơ trào phúng...Còn nếu chỉ kể một buổi Đại hội cơ sở của Hội, thì còn nhiều việc khácđể bàn, không nhất thiết cứ đem chuyện thời sự ra thảo luận.

Ông có cơ sở nào để có thể tin rằng thơ văn Việt Nam sẽ có sự đột phá trong những năm sắp tới không?

Nhà thơ Bằng Việt: Nếu thời gian tới có sự nhảy vọttrong sáng tác, thì trước tiên phải ở sự đổi mới có tính bùng nổ trongtư duy nhà văn. Họ cần tự cởi bỏ những định kiến từng gây nên cảm giácđã bị mặc định sẵn, và dũng cảm trở lại làm một nhà văn - chiến sĩ, nhưnhiều thời trong lịch sử đã làm. Bên cạnh đó, cũng cần sự cộng hưởngtích cực của đông đảo bạn đọc và toàn xã hội, cũng như sự động viên,cảm thông chân thành từ các cấp lãnh đạo văn nghệ của Đảng, Nhà nước.

Xin cảm ơn ông!

(Theo TTXVN)