Thiếu trách nhiệm trong quản lý các dự án xây dựng cơ bản
Giao thông - Đô thị - Ngày đăng : 07:11, 31/07/2010
“Khổ lắm, nói mãi”!
Mặc dù “căn bệnh” thất thoát, lãng phí trong sử dụng vốn đầu tư côngđã trở thành “mãn tính”, nhưng tới thời điểm hiện tại vẫn chưa có mộtliều thuốc nào để điều trị dứt hẳn. Một điều đáng lo ngại, tổng mức đầutư các dự án (DA) như trên thường chỉ tốn vài tỉ đến vài chục tỉ đồngnên trong ý nghĩ nhiều người nó chẳng “bõ bèn” gì so với “cục nợ” gầntrăm nghìn tỉ đồng của một tập đoàn. Tuy nhiên, với tình trạng đầu tưdàn trải, lãng phí diễn ra trên khắp cả nước những năm qua, nguồn vốnNgân sách Nhà nước (NSNN) thất thoát đến nay không phải là ít. Theođánh giá của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, lĩnh vực đầu tư xây dựng cơbản chiếm tới 70% nguồn vốn bị thất thoát, lãng phí trong sử dụng NSNN.
Người dân được chủ động giám sát Theo Quyết định 80/2005/QĐ-TTg về quy chế Giám sát đầu tư cộng đồng,người dân được quyền tổ chức hội nghị của cộng đồng hoặc hội nghị đạibiểu của cộng đồng để bầu Ban giám sát đầu tư của cộng đồng. |
Để xảy ra tình trạng trên, có rất nhiều nguyên nhân, nhưng theo TSPhạm Sỹ Liêm, Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng, nổi bật là do năng lựcyếu kém của các chủ đầu tư, thiếu tầm nhìn trong quy hoạch. “Làm mộtcái chợ đâu phải chỉ nghĩ đến việc ai mua, ai bán mà phải xem người tađi bằng gì đến chợ đó, có thuận tiện hay không”, ông nói. Ông Liêm chobiết, hiện tại trong xây dựng cơ bản, khâu thẩm định và phê duyệt DA,các nhà quản lý chỉ chăm chăm nhìn vào cái trước mắt, không nghĩ đếnviệc DA để hoàn thành phải như thế nào nên đã gây lãng phí lớn.
Nguyên nhân thứ hai, do các DA bị xé lẻ, và sự thiếu trách nhiệm củachủ đầu tư, ông Liêm dẫn chứng: Làm một cái cầu phải có đường hai bên,nhưng cầu thì bộ làm, đường địa phương làm. Hai “anh” này không phốihợp với nhau, mỗi “anh” một DA, nên đến khi cầu làm xong, mãi mà vẫnchưa thấy đường đâu...
Theo ông Bùi Hà, nguyên Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân, BộKH-ĐT, khi quyết định đầu tư DA, có thể nhiều người góp ý, nhưng đôikhi vì lợi ích riêng nên chủ đầu tư vẫn cứ quyết định làm. Ngoài ra,theo TS Liêm, nhiều địa phương do mắc bệnh thành tích, đến ngày kỷniệm, ngày lễ phải hoàn thành DA cho bằng được, còn sử dụng hay khôngđể tính sau.
Chủ đầu tư - UBND phải chịu trách nhiệm * Trong vai trò của mình, Vụ Đầu tư chỉ thực hiện việc giải ngân vốntheo phân bổ dự toán chi đầu tư NSNN hằng năm của Bộ KH-ĐT. Về tráchnhiệm trong thẩm định, giám sát sử dụng vốn các DA này, Bộ Tài chínhchỉ là một trong những bên liên quan, chỉ “phối hợp” với Bộ KH-ĐT, khinào Bộ này lên tiếng mời cùng đi kiểm tra mới tham gia. (Ông Phạm Đình Hồng, Vụ trưởng Vụ Đầu tư, Bộ Tài chính) |
Ai làm sai người đó chịu?
Những DA bị bỏ hoang đã ngốn hàng nghìn tỉ đồng từ NSNN mỗi năm, vàngười ta đang đặt câu hỏi trách nhiệm này thuộc về ai? Theo ông TăngNgọc Tráng, Phó vụ trưởng Vụ Giám sát và Thẩm định đầu tư (Bộ KH-ĐT),Nghị định 113/2009/NĐ-CP, cũng như Luật NSNN... đã phân cấp rõ ràng khisử dụng NSNN, địa phương hoàn toàn chịu trách nhiệm với nguồn vốn đãđược phân bổ.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cũng cho rằng do quản lý, giám sát lỏng lẻonên các chủ đầu tư khi triển khai DA mới thiếu trách nhiệm, làm ăn bừabãi. Ông Nguyễn Đức Chung, Phó vụ trưởng Vụ Giám sát và Thẩm định đầutư, thẳng thắn cho biết Sở KH-ĐT làm cơ quan đầu mối chịu trách nhiệmgiám sát các công trình, nhưng khâu giám sát vẫn còn yếu do không theomột DA cụ thể, mà chỉ làm trên tổng thể. Trong khi đó, mặc dù ở dướicấp xã hoàn toàn có thể thành lập Ban giám sát cộng đồng nhưng ban nàyhoạt động không hiệu quả, và nhiều nơi không thành lập.
Cũng theo TS Phạm Sỹ Liêm, chính sự phân công, phân cấp nhưng khôngquản lý, giám sát chặt đã dẫn tới tình trạng trên, nên nếu cấp dưới làmsai cấp dưới chịu, còn cấp trên coi như “vô tội” dẫn tới việc quản lýcác DA thiếu trách nhiệm. Ngoài ra, trong quá trình phân cấp lại quênrằng liệu bên được phân cấp có đủ năng lực hay không.
Ý kiến đại biểu QH * Ông Vũ Quang Hải, Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Hưng Yên (Ủy ban Pháp luật của QH): Hải Âu (ghi) |
Bạc Liêu chỉ đạo chấn chỉnh việc xây dựng chợ bỏ hoang Ngày 28.7, theo Văn phòng UBND tỉnh Bạc Liêu, qua nội dung Báo Thanh Niên phản ánh tình trạng “Xây chợ... bỏ hoang”gây lãng phí lớn, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu đã chỉ đạo Sở Công thươngchủ trì phối hợp với UBND các huyện, TX và các đơn vị có liên quan khảosát tình hình đầu tư xây dựng, kinh doanh các chợ trên địa bàn tỉnh,đặc biệt là chợ Ngan Dừa (H.Hồng Dân); Châu Hưng A, Cầu Trâu (H.VĩnhLợi) mà Thanh Niên đã thông tin. Qua đó, đề xuất biện pháp khắc phục,tháo gỡ các khó khăn tồn tại và báo cáo UBND tỉnh trước ngày 15.8. Trần Thanh Phong |
(Theo Thanh niên)