Trung Quốc vào đồng bằng sông Cửu Long mua gạo?
Thị trường - Ngày đăng : 13:31, 09/08/2010
Thời gian qua, gạo Việt Nam XK qua Trung Quốc với khối lượng lớn, chủ yếu đi đường tiểu ngạch, do các thương nhân Việt Nam thu mua, chở lên biên giới bán cho thương nhân bên kia. Điều này đã làm thay đổi giá lúa gạo trong nước, và nhất là tiêu thụ gạo phẩm cấp thấp vụ hè thu. Theo ông Trương Thanh Phong, TGĐ TCtyLương thực miền Nam kiêm Chủ tịch Hiệp hội Lương thực VN (VFA), nhờthương nhân Trung Quốc thu mua mà gạo IR 50404 vụ HT vốn không có đầura, cũng đang tiêu thụ khá tốt ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Đến nay, ước tính đã có khoảng600.000 tấn gạo được XK sang Trung Quốc qua đường biên mậu. Ông Phong nhận định, Trung Quốc đangmất mùa do thiên tai, do đó họ vẫn đang tiếp tục mua của Việt Nam. Nếutỷ lệ mất mùa lên đến 10%, nước này có thể tăng cường NK gạo Việt Namnhiều hơn nữa. Ở Cần Thơ còn rộ lên thông tin thương gia Trung Quốc lầnmò vào tận đồng bằng châu thổ Nam bộ mua đẩy giá lúa gạo trong vùngtăng mạnh. So hồi giữa tháng 7-2010 khi các DN thực hiện mua tạm trữ 1triệu tấn gạo qui lúa thì mấy ngày qua lúa loại dài, khô tốt đã lên tới4.100- 4.450đ/kg, tăng khoảng 600- 650đ/kg; lúa tròn hay lúa IR 50404trước khó tiêu thụ nay lên 3.850-4.200đ/kg tức tăng gần 1.000đ/kg. Tuy nhiên "bàn tay" của DN Trung Quốcđã thực sự với tới vựa lúa ĐBSCL hay chưa thì câu trả lời chưa hẳn đãđồng nhất. Tại khu vực “chợ lúa gạo” Thốt Nốt (Cần Thơ), một trung tâmxay xát cung ứng gạo nguyên liệu XK lớn nhất khu vực thì bất kỳ thôngtin nào liên quan tới lúa gạo đều có đủ. Tuy nhiên ông Trần Thanh Vân-GĐ Cty Gạo Việt vẫn bán tín bán nghi: “Đâu có thấy bóng dáng thươngnhân Trung Quốc nào đến Cần Thơ mua gạo đâu, có chăng chỉ là một sốDNTN ở Hải Phòng vào đây mua gom. Có thể họ gom rồi chở thẳng ra cảngHải Phòng xuất đi thì không ai biết được. Trong khi đó nông dân thườngcó tâm lý thấy giá lúa gạo lên thì không vội bán, nên giờ đây thu mualúa XK bắt đầu khó rồi”. Ông Ngô Văn Mẫn, chủ DN xay xát ở thịtrấn Long Mỹ (Hậu Giang) cũng cho biết: "Tin hạn hán, bão lụt bên TQkhiến nước này thiếu gạo ăn đã loang đến Hậu Giang. Nghe nói kháchhàng bên Trung Quốc thông qua các Cty TNHH của Việt Nam đang săn tìmmua gạo để xuất bán theo đường tiểu ngạch sang cho họ". Thật ra dõitheo thị trường gạo mấy năm qua, chuyện bán xuất tiểu ngạch gạo sangTrung Quốc đã từng xảy ra. Bởi Trung Quốc vừa là nước XK gạo nhưng đồngthời họ vẫn NK gạo, đặc biệt khi xảy ra thiên tai mất mùa nhu cầu trongnước tăng cao. Ông Lê Việt Hải, Giám đốc Cty CP Mekong nhận định:“Khách hàng Trung Quốc khôn lắm, họ đâu có nhập chính thức, chỉ có mộtsố DN nước mình thu gom hàng buôn bán tiểu ngạch. Được biết tại TPHCMthường có tàu hàng đi Hải Phòng, gạo vận chuyển tử ĐBSCL lên TPHCMxuống tàu theo đường biển tới Móng Cái (Quảng Ninh) thì sang mạn sà lan100-200 tấn".
Cũng theo ông Hải, dù cho có xuất bánsang Trung Quốc thì lúa gạo hàng hóa trong vùng vẫn không thiếu. Ôngdẫn chứng, trong lịch sử từ khi Việt Nam trở lại thị trường XK gạo tớinay hơn 20 năm qua chưa bao giờ nước ta thiếu gạo ăn. Như những năm gầnđây, mặc dù quá trình đô thị hóa khiến đất nông nghiệp có phần thu hẹp,nhưng năm 2008 nước ta vẫn XK trên 5 triệu tấn, sang năm 2009 XK vượtmức 6 triệu tấn. Có thị trường tốt cứ nên XK mạnh. Vấn đề là hiện thờichúng ta cần nhận định chính xác sản lượng lúa hàng hóa đang có là baonhiêu để cân đối. Tuy nhiên ông Trương Thanh Phong lạie dè trước thông tin Trung Quốc đẩy mạnh mua gạo Việt Nam. Trung Quốclà nước lớn, dân số đông nên việc Trung Quốc thu mua gạo ồ ạt cần phảitheo dõi sát sao. Một câu hỏi được đặt ra nếu họ mua nhiều gạo quáthì đến quý 4 năm nay, các DN Việt Nam liệu có thiếu gạo để giao hàng?Và một điều không thể không quan tâm là nguy cơ xảy ra sốt giá gạo ởtrong nước, nhất là ở các đô thị lớn. Gần đây, ở quận 8, quận Gò Vấpcủa TPHCM, đã xuất hiện dấu hiệu sốt giá gạo ảo trong một thời điểm rấtngắn. Vì thế, ông Phong cho rằng ngoài công tác thu mua XK, các DN cũngphải "lên dây cót" sẵn sàng có nguồn gạo hàng hoá, phương tiện, nhânlực, để có thể can thiệp ngay khi có dấu hiệu sốt giá gạo ảo.
|