Bất cập trong hình thành và vận hành mô hình Tập đoàn
Công nghiệp - Ngày đăng : 14:17, 18/08/2010
“Ở đây có 2 vấn đề rất cơ bản, thứ nhất là trình độquản lý không kịp với quy mô, nói đơn giản một người có sức quản lýkhoảng 100 người, nhưng vống lên quản lý mấy chục nghìn người, hay nănglực chỉ có thể quản lý được số vốn 50 triệu USD, lại bắt quản lý 4 - 5tỷ USD. Thứ hai là lý thuyết đại diện, tức là người chủ uỷ quyền chonhững người đại diện của mình. Điều này dẫn đến tình trạng, nhiều khingười được uỷ quyền, hoặc người đại diện sẽ luôn có động cơ để khônglàm theo mục đích của người uỷ quyền. Công ty càng lớn, người chủ càngvô hình bao nhiêu, thì mức độ vênh giữa quyền lợi của người chủ vàngười được uỷ quyền là càng lớn bấy nhiêu”, ông Nguyễn Quang A nói.
Trong khi đó, Giám đốc Trung tâm Chính sách kinh tế,Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) Nguyễn Đức Thành chorằng: “Các tập đoàn trong khoảng 5 năm gần đây có cả vai trò điều tiếtnền kinh tế vĩ mô, hỗ trợ Chính phủ thực hiện một số vấn đề xã hội, xoáđói giảm nghèo, nó bị khoác lên người những vị trí, chức năng quá lớnso với khuôn khổ của mình. Chúng ta cần nhớ rằng, các doanh nghiệp, nếucó nhiều thương vụ làm ăn thì sẽ sản sinh ra nhiều lợi nhuận, tích lũycủa cải và tạo ra tài sản mới. Nếu bị chi phối và phân tán bởi quánhiều mục tiêu thì không ổn”.
Dù chủ trương ban đầu với các tập đoàn chỉ là làmthí điểm, nhưng gần đây nhiều Đại biểu Quốc hội và các nhà nghiên cứuđã đặt vấn đề cần xem xét về hiệu quả kinh tế - xã hội của nhiều tậpđoàn, đặc biệt là hiệu quả sử dụng vốn rất thấp (dưới 10 %). Lỗ hổng vềnhiều phía có thể thấy.
Phó Giáo sư Trần Ngọc Thơ, Giảng viên Khoa Doanhnghiệp Tài chính (Đại học Kinh tế TP HCM) đặt vấn đề: “Qua số liệuchính thức, tỷ suất lợi nhuận của các tập đoàn và tổng công ty thấp hơnnhiều so với lãi suất tiền gửi/năm. Đây là điều cần phải xem lại, có lỗhổng gì ở đây? Nếu đã là tập đoàn thì phải tách hẳn nhiệm vụ kinh doanhvà nhiệm vụ xã hội. Phải chăng, các tập đoàn đang cố tình duy trì cáccông tác xã hội để dựa vào đó biện minh cho vấn đề, nếu lợi nhuận thấplà còn phải làm công tác xã hội nữa”.
Vài năm trước, nhiều người chưa quên chuyện không ítcác tập đoàn đầu tư lấn sân lẫn nhau, thậm chí “chân ngoài dài hơn chântrong” khi đổ hàng nghìn tỷ đồng vào chứng khoán, tài chính, bảo hiểmhay góp vốn vào các quỹ đầu tư. Kết quả giám sát của Đoàn Giám sát Quốchội công bố, thời điểm hết năm 2008, đã có 47 tổng công ty, tập đoànlớn thực hiện phương châm “lấy ngắn nuôi dài” kiểu này với số tiền đầutư lên tới 21.000 tỷ đồng. Khi thị trường chứng khoán suy giảm mạnh,hầu hết các doanh nghiệp lớn này đều thua lỗ. Thêm một lần nữa, vài tròchủ đạo của DNNN cần phải có sự xác định một cách chính xác hơn.
Nếu ví von một cách hình ảnh, thì quản lý tập đoàncần phải làm theo kiểu “có ga thì phải có phanh”. Tuy nhiên về vấn đềnày, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong đã chỉ rõ những yếu kém trongquản lý và giám sát: Đó là sự chồng chéo trong chức năng quản lý giữacác Bộ và có quá nhiều chủ sở hữu trong một DNNN. “Hoạt động giám sátkhu vực kinh tế Nhà nước cho đến nay vẫn còn một số bất cập. Trước hếtliên quan đến việc xác lập chủ sở hữu đích thực của DNNN, cũng như chủthể quản lý các doanh nghiệp này. Với những tập đoàn cụ thể, người tađang nói đến việc quá đa dạng hoá, đan sân, đan chéo mối quan hệ chủthể này”, ông Phong nhận xét.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đồng tình với quanđiểm này và cho rằng, hậu quả sẽ tiếp tục đến với các doanh nghiệp nếunhư không khắc phục được những mắc mớ quan trọng này.
(Theo VOV)