Iraq vật vã với chính mình

Bình luận - Ngày đăng : 15:15, 31/08/2010

Ngày 31-8-2010 đánh dấu mốc lịch sử chấm dứt sứ mạng tác chiến của quânđội Mỹ tại Iraq kể từ ngày 20-3-2003, cũng là chính thức kết thúc hơn 7 năm nước này bị đặt dưới sự kiểm soát của Mỹ với danhnghĩa là kẻ chiếm đóng.
Lính Mỹ ngồi chờ chuyến bay về nước tại căn cứ Balad ở phía bắc Baghdad - Ảnh: Reuters

Việc Mỹ rút quân diễn ra trong hoàn cảnh Iraq chưa thểthành lập được bộ máy chính quyền trung ương mới từ sau cuộc bầu cửquốc hội đầu tháng 3 năm nay. Trong cuộc bầu cử thứ hai “thời hậuSaddam” này, liên danh Iraqiyah của cựu thủ tướng Ayiad Alawi về nhất(91 ghế) và liên danh nhà nước pháp quyền của thủ tướng mãn nhiệm Nourial-Maliki về nhì (89 ghế).

Tuy nhiên, do không liên danh nào có được số ghế ápđảo để đứng ra lập chính phủ mới, nên tiến trình chính trị Iraq từ saubầu cử đến nay diễn ra hết sức phức tạp. Hai liên danh nhiều ghế nhấtnhì và khá gần gũi nhau về lập trường chính trị tưởng như có thể trởthành một liên minh mạnh mẽ, thì ngày càng thể hiện sự đố kỵ khó dunghòa. Nouri al-Maliki kiên quyết giữ ghế thủ tướng thêm một nhiệm kỳnữa.

Còn Alawi lại cương quyết bảo vệ “quyền hợp hiến” củamình là liên danh nhiều ghế nhất phải được làm thủ tướng. Nourial-Maliki tìm đủ mọi cách, kể cả liên minh trở lại với phe mà ông ta đãtừ bỏ, để chấm dứt tình trạng “quốc hội treo”, nhưng dù liên minh vớibên nào, al-Maliki cũng đặt điều kiện là ông ta phải được làm thủtướng. Một trong những nguyên nhân khiến al-Maliki bị hầu hết các khốithắng cử lớn lần này cự tuyệt là trong thời gian làm thủ tướng, từ năm2005 đến nay, al-Maliki đã để lại nhiều ân oán với các phe nhóm tranhchấp cùng tham gia chính quyền.

Thế nhưng, al-Maliki dường như lại được cả Mỹ và Iranchấp nhận. Liên tiếp từ sau tổng tuyển cử tháng 3 đến nay, nhiều quanchức cao cấp của Mỹ đã đến Iraq. Mỹ mong muốn liên minh giữa Alawi vớial-Maliki sẽ là nòng cốt cho một chính phủ đoàn kết dân tộc, doal-Maliki làm thủ tướng.

Mỹ vẫn chọn al-Maliki bởi ông này đã cầm quyền suốtnhiệm kỳ vừa qua, đã đại diện cho Iraq trong quá trình hình thành cáchiệp định quan trọng với Mỹ, dẫn đến việc Mỹ bắt đầu rút quân khỏi Iraqvà sẽ kết thúc hoàn toàn vào cuối năm 2011. Chính phủ do al-Maliki làmthủ tướng cũng đã hợp tác tốt với quân Mỹ để đối phó với các lực lượngvũ trang chống đối mà Mỹ gọi là “khủng bố và phiến loạn”, đối phó đượccác phe nhóm vừa tham gia chính quyền vừa quyết liệt tranh giành thếlực kể cả bằng lực lượng vũ trang bất hợp pháp. Còn Iran thì trong hoàncảnh hiện nay cũng phải lựa chọn al-Maliki bởi ông này vẫn cầm đầu mộtchính đảng của dòng Shi’a (Đảng Da’wa) gần gũi với Iran.

Việc al-Maliki được cả Mỹ lẫn Iran lựa chọn, dù bị hầunhư toàn bộ các liên danh thắng cử lớn trong quốc hội mới cự tuyệt, làtùy thuộc vào lợi ích của mỗi nước. Chỉ riêng điều này thôi cũng chothấy một thực tế là cả Mỹ và Iran - một bên chiếm đóng Iraq và bên kiakhuynh đảo nước này chống lại Mỹ suốt hơn bảy năm qua - nay đều hầu nhưkhông thể áp đặt được giải pháp nào khác cho Iraq!

Sau khi Mỹ rút quân bắt đầu từ 19-8, hàng loạt vụ tấncông bạo lực đẫm máu đã nổ ra tại đất nước này như một cảnh báo vềtương lai bất ổn khôn lường từ khoảng trống do Mỹ để lại. Nhưng đó cũngchỉ là các vụ đánh bom liều chết mang màu sắc khủng bố và phá hoại,không thể xoay chuyển được tình thế đến mức làm lung lay chế độ Iraqhiện nay, và Tổng thống Obama cũng khó có thể thay đổi chiến lược chấmdứt vai trò quân sự của Mỹ tại Iraq.

Còn Iran hiện đang phải chống đỡ với những khó khăn cảvề đối nội lẫn đối ngoại, cũng không thể tự tung tự tác tại Iraq nhưvài năm trước đây. Vấn đề còn lại là các chính trị gia Iraq vật vã thếnào với chính mình để bảo đảm an ninh và đưa đất nước đầy tiềm năng nàyvào thời kỳ ổn định - phát triển?

(Theo Tuổi Trẻ)