Những vụ bê bối trong làng công nghệ 5 năm qua

Khoa học - Công nghệ - Ngày đăng : 08:16, 10/11/2010

Tháng 11-2010 đánh dấu 5 năm Sony "mất mặt" vì cài phần mềm rootkit vào hàng triệu đĩa CD bán ra thị trường gây nguy hại cho người dùng. Sony đã phải xin lỗi và xóa phần mềm chống sao chép này.
Năm 2006, một nhân viên cũ của hãng viễn thôngAT&T (Mỹ) tiết lộ rằng chính quyền của cựu tổng thống George Bushđã bí mật thu thập dữ liệu và theo dõi các hành vi của người dùng Mỹtrên web. Nhà Trắng khẳng định đây là một trong các biện pháp nhằmchống khủng bố ở nước này.
Chỉ vì phút nông nổi, cựu tổng giám đốc HP - Mark Hurd, người nổi tiếng là cần kiệm và tài giỏi, đã phải ngậm ngùi ra đi sau khi bị cáo buộc dan díu với một nữ nhân viên hồi tháng 8-2010. Nhântình của ông - Jodie Fisher, 50 tuổi - từng là diễn viễn phim cấp 3 vàlà nhân viên thời vụ ở HP. Hurd đã có vợ và 2 con gái.
Hans Reiser, sáng lập công ty Namesys ở California(Mỹ), một trong các công ty tiên phong về hệ thống file máy tính, đã bịbuộc tội giết vợ mình vào tháng 9-2006 và bị kết án 15 năm tù.
Hàng nghìn lời chỉ trích và các vụ kiện cáo đã diễn ra vào tháng 11-2005 khi Sony BMG bị phát hiện cài phần mềm chống sao chép(rootkit) vào 100 loại đĩa CD (với số lượng xuất xưởng là 4,7 triệuđĩa). Trong vài tuần, một số sâu và Trojan đã lợi dụng rootkit này đểthâm nhập máy tính người dùng. Sony đã phải xin lỗi, thu hồi và hợp tácvới các công ty bảo mật để cung cấp bản vá giúp tìm và xóa phần mềmchống sao chép này.
Năm 2006, HP hứng chịu một trong những "tấn bi kịch tập đoàn" kỳ cục nhất thế giới. Sau khi chiến lược kinh doanh bị lộ trên CNet,Chủ tịch hãng này khi đó là Patricia Dunn nổi giận và quyết tìm ra "kẻphản bội". Bà thuê người cài phần mềm gián điệp qua e-mail và nghe trộmđiện thoại của thành viên ban quản trị cũng như 9 phóng viên của CNet, New York Times và Wall Street Journal. Cuộc nội chiến này khiến Patricia Dunn mất chức vào tay Mark Hurd - người cũng mới phải rời HP vì scandal tình ái kể trên.

(Nguồn: Vnexpress)