10 nhân tố khiến giá vàng tăng mạnh

Thị trường - Ngày đăng : 09:26, 14/11/2010

Giávàng thế giới đang thỏa sức “nhảy múa” mặc cho sự lo ngại của người dântrên toàn thế giới. Tuy vậy, theo giới phân tích, hiện vẫn chưa có dấuhiệu nào cho thấy giá vàng sẽ sớm hạ nhiệt bởi thị trường này đang cóít nhất 10 yếu tố hỗ trợ.

Trongvòng 10 năm qua giá vàng thế giới tăng gấp 5 lần (so với mức 251 USD/ounce hồi tháng 9-1999) và đang ở mức cao nhất mọi thời đại - 1.410USD trong ngày 9-11.

Nguồn cung hạn chế

Nguồn cung vàng trên trái đất là hữu hạn và việckhai thác kim loại quý này ngày càng trở nên khó khăn và đắt đỏ khiếncung ngày càng khó bắt kịp so với cầu, nhất là khi các quốc gia sảnxuất vàng hàng đầu đang cạn kiệt dần tài nguyên.

Nguồn cung hạn chế đẩy giá vàng leo thang

Trong khoảng thời gian từ năm 1999 đến năm 2008,GFMS tính toán rằng, sản lượng vàng trên toàn cầu giảm 0,8%. Dự báotình hình sản xuất vàng sẽ vẫn trì trệ trong vài năm tới bởi sản lượngtừ các mỏ cũ hết và chưa tìm được nguồn mới thay thế. Các nước sản xuấtvàng lớn như Nam Phi và Mali gặp nhiều trục trặc trong khai thác vàng.Sản lượng của các nước Tây Phi giảm 9% trong năm 2007.

Khi nhu cầu ngày một tăng, chênh lệch cung - cầungày một lớn. Ước tính tổng khối lượng vàng dự trữ qua chế biến của thếgiới hiện ở mức 160.000 tấn. Mỗi năm lại có thêm 2.400 tấn nữa được bổsung, tương đương với mức tăng 1,7% - thấp hơn nhiều so với mức tăngcủa cầu.

Làn sóng ‘gom’ vàng của các quỹ đầu tư

Số liệu thống kê cho thấy, Quỹ đầu tư hàng đầu thếgiới SPDR Gold Trust mua vàng nhiều hơn bán ra. Cụ thể, từ đầu tháng 9đến ngày 9/11, khi giá vàng vượt "đỉnh" 1.400 USD một ounce, SPDR GoldTrust bán ra 14,4 tấn vàng trong khi mua vào 17,3 tấn vàng, nâng khốilượng nắm giữ lên mức kỷ lục 1.305,7 tấn. Theo giới phân tích, độngthái này của SPDR Gold Trust có tác động rất lớn và thường dẫn dắt thịtrường vàng bùng nổ.

Ngân hàng trung ương các nước cũng ‘ôm’ vàng

Ngân hàng trung ương thường là “kho” vàng của toànthế giới và thường xuyên sử dụng lượng vàng khổng lồ trong kho để điềutiết thị trường, qua đó giữ giá vàng ở mức không quá “nóng”. Tuy nhiên,trong bối cảnh bão giá kéo dài, lượng dự trữ của họ cũng dần cạn kiệt.Trong khi đó, nguồn cung ngày càng hạn hẹp.

Do đó, về mặt lý thuyết, cách duy nhất các ngân hàngtrung ương có thể làm là mặc giá vàng leo thang theo đúng quy luậtcung - cầu của thị trường.

Tuy nhiên, thay vì “ngồi yên”, không ít ngân hàngtrung ương cũng hòa chung không khí “gom” vàng của các quỹ đầu tư bằngcách đa dạng dự trữ bằng vàng do lo ngại cho sự an nguy của nền kinh tếcủa nước mình. Động thái này vô hình chung lại đẩy giá vàng lên caohơn, đi ngược lại với nhiệm vụ ban đầu của các ngân hàng.

Yếu tố Ấn Độ

Giá vàng từ lâu cũng chịu tác động bởi thị trường ẤnĐộ, quốc gia tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới. Dự báo của các quỹ tàichính lớn cho thấy, nhu cầu vàng tại Ấn Độ chưa có dấu hiệu suy giảmbởi không chỉ mua vàng để làm trang sức, người dân nước này giờ đây bắtđầu thói quen đầu tư dài hạn vào vàng.

Nhu cầu vàng trang sức tại Ấn Độ không ngừng tăng

Một nghiên cứu từ Commerzbank cho biết nhu cầu vàngtrang sức Ấn Độ có thể tăng mạnh ngay cả khi giá vàng tiến đến mức caolịch sử. Các phân tích gia dự kiến nhập khẩu vàng Ấn Độ trong tháng 10này có thể tăng 40 tấn và lượng vàng nhập cả năm nay có thể đạt đến mức340 tấn của năm ngoái

Ẩn số Trung Quốc

Trung Quốc cũng trở thành nhân tố không thể thiếucủa thị trường vàng. Trong 5 năm qua, Bắc Kinh không ngừng gia tănglượng dự trữ vàng, nâng tổng khối lượng nắm giữ từ 600 tấn lên 1.054tấn.

Theo giới chuyên gia, nước này còn tiếp tục tănglượng vàng dự trữ với hy vọng thế giới sẽ chấp nhận đồng nhân dân tệ sẽthay thế USD làm đồng tiền thanh toán quốc tế.

Trong khi đó, Chính phủ nước này cũng khích lệ ngườidân đẩy mạnh mua vàng nhằm “nhả” nhân dân tệ ra thị trường, góp phần hạgiá đồng tiền nội tệ, kích thích xuất khẩu. Giới phân tích khẳng định,“nước cờ cao tay” với đầy ẩn ý này chắc chắn sẽ được Trung Quốc tậndụng triệt để. Nếu điều đó xảy ra, tương lai giá vàng liên tục “pháđỉnh” là hoàn toàn khó tránh.

Lạm phát và giảm phát

Thời gian gần đây, dư luận không còn lo lắng về lạmphát mà lại lo ngại giảm phát. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, dù nềnkinh tế rơi vào tình trạng lạm phát hay giảm phát thì giá vàng vẫn tiếptục tăng. Vàng không giúp bất kỳ quốc gia nào chống lại lạm phát haygiảm phát, song nó luôn là thứ tài sản an toàn nhất khi nền kinh tế rơivào giai đoạn khó khăn.

USD mất giá

Khi khủng toàn toàn cầu nổ ra, nhiều ngân hàng Trungương trên thế giới áp dụng các chính sách nới lỏng tiền tệ và hàngnghìn tỷ USD được bơm ra thị trường để giúp nền kinh tế chống lại nguycơ suy thoái. Hệ quả kéo theo là áp lực lạm phát gia tăng, niềm tin củangười dân vào đồng tiền giấy với vai trò là một khoản cất trữ có giátrị bị sụt giảm, khiến họ lại tăng cường mua vàng để bảo đảm tài sảncủa mình.

Sự mất giá của USD cũng góp phần hỗ trợ cho thị trường vàng

Cụ thể, thông tin Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) tiếptục hỗ trợ kinh tế Mỹ bằng cách gia tăng chính sách “nới lỏng có địnhlượng” khiến đồng USD giảm mạnh so với hầu hết các đồng tiền chính.Trong quý III/2010 vừa qua, đồng USD hạ giá 9,9% so với đồng euro đồngthời rơi xuống mức thấp nhất trong 5 tháng qua so với đồng tiền này vàđang hướng tới quý giảm giá mạnh so với các loại tiền tệ lớn khác.

Bài toán nợ công

Khủng hoảng nợ công ở châu Âu với các nạn nhân đầutiên là Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ireland và Italy chất gánhnặng lên đồng euro và làm suy giảm lòng tin đối với hệ thống ngân hàngchâu Âu. Các nhà đầu tư tìm đến vàng như một điểm trú chân trong cơnbão tài chính ở châu Âu.

Bất ổn chính trị gia tăng

Một nhân tố khác ảnh hưởng không nhỏ đến thị trườngvàng là sự gia tăng của tình trạng bất ổn chính trị. Thế giới đang lúnsâu vào nhiều cuộc xung đột hay mâu thuẫn tiềm tàng hơn bất kỳ thờiđiểm nào kể từ sau chiến tranh thế giới thứ 2. Hệ quả là thị trườngvàng tiếp tục “hưng phấn” bởi theo chuyên gia phân tích vàng JonNadler, mặt hàng này có truyền thống là hàn thử biểu cho các mức độcăng thẳng về địa chính trị trên thế giới”.

Yếu tố văn hóa

Văn hóa cũng góp phần vào đà tăng giá không ngừngtrong suốt 10 năm qua của vàng. Cụm từ “quý như vàng” phổ biến trongrất nhiều ngôn ngữ. Giới phân tích chỉ ra rằng, vàng không phải kimloại quý hiếm nhất nhưng vẫn “lên ngôi” trong các cuộc khủng hoảng vìnó khống chế được tâm lý của người dân. Đối với nhiều người dân trêntoàn thế giới, tăng cường tích trữ vàng, họ sẽ có cảm giác an toàn hơn.Trong khi đó, dù bạch kim quý hiếm hơn vàng nhưng rất khó để tìm thấymỏ bạch kim nào lớn trên thế giới và giá bạch kim cũng rất ít khi biếnđộng bởi nhu cầu có hạn.

(Nguồn Đất  Việt)